Ngày 1 : TPHCM – KOLKATA GAYA:
Chùa Mahabodhi (nghĩa đen có nghĩa là chùa Đại Giác Ngộ) hay còn gọi là
chùa Đại Bồ Đề, là một tổ hợp đền chùa Phật giáo ở Bodh Gaya, nơi được cho
là Đức Phật đạt giác ngộ.Bodh Gaya ngày nay thuộc huyện Gaya, thuộc tiểu
bang Bihar, cách thủ phủ của bang là thành phố Patna khoảng 96 km.
Ngày 2 : ĐÁNH LỄ ĐẠI THÁP GIÁC NGỘ:
Địa điểm này có một cây bồ đề linh thiêng được cho là nơi Đức Phật đã giác
ngộ, và là một điểm hành hương lớn cho người Ấn Độ giáo và Phật giáo trong
hơn 2.000 năm, với một số yếu tố có từ thời Ashoka. Những gì hiện hữu ngày
nay cơ bản là có từ thế kỷ thứ 7 hoặc sớm hơn một chút cùng một số công trình
được phục hồi từ thế kỷ 19 là sự kết hợp được hình thành từ thế kỷ thứ 2 hoặc 3
TCN (CE).
Những yếu tố điêu khắc lâu đời nhất đã được chuyển đến bảo tàng bên cạnh
ngôi đền, và một số như lan can bằng đá được chạm khắc xung quanh cấu trúc
chính đã được thay thế bằng bản sao. Ngôi đền chính sống sót qua nhiều thế kỷ
đặc biệt ấn tượng, vì nó chủ yếu được làm bằng gạch phủ vữa, vật liệu kém bền
hơn nhiều so với đá. Nhưng điều này đồng nghĩa với việc là có rất ít trang trí
điêu khắc gốc còn tồn tại.
Quần thể đền đài này bao gồm hai tháp nổi Shikhara lớn, trong đó có tháp cao
nhất là hơn 55 mét (180 ft). Đây là một đặc điểm kiến trúc thường thấy ở các
đền thờ Ấn Độ giáo và Kỳ Na giáo, ảnh hưởng đến kiến trúc Phật giáo ở nhiều
quốc gia khác dưới hình thức chùa chiền.
Ngày 3: LÀM LỄ TẠI GÓC CÂY BỒ ĐỀ.
Ngày 4: NÚI LINH THỨU- ĐẠI HỌC NAM A ĐÀ – TRÚC LÂM TỊNH
XÁ:
- Núi Linh Thứu
- Núi Linh Thứu là một trong những ngọn núi cao bao bọc chung quanh thành
Vương Xá. Linh Thứu là nơi Đức Phật đã thuyết giảng nhiều bộ kinh quan trọng
trong lịch sử Phật giáo, cũng như trong truyền thuyết Phật giáo, như kinh Pháp
Hoa, Lăng Nghiêm, Kinh Đại Bát Nhã… Trước khi tới đỉnh Linh Thứu, sư Minh
Thành hướng dẫn đoàn tới thăm hang đá làm hương thất của ngài A Nan và Xá
Lợi Phất. Ngay sau khi qua cầu Linh Sơn, bên phải có một động đá nhỏ. Chính
nơi này ngài A Nan đã thường ngồi tu tập thiền định, và phía sau động hãy còn
một đường nứt lớn chạy dài từ hương thất của Đức Phật, theo truyền thuyết thì
đó chính là chỗ Đức Phật đã dùng thần lực đưa tay từ phòng mình xuống đặt
trên đầu ngài A Nan để trấn an ngài. Đi theo một đỗi nữa là động của ngài Xá
Lợi Phất. Hang này có một mỏm đá nhô ra như hình của đầu một con rắn, chính
nơi đây ngài Xá Lợi Phất thường trú ngụ để thiền định và quản chúng. Từ động
của ngài Xá Lợi Phất đi theo con đường ngoằn ngoèo với những nấc thang, tới
một mỏm đá hình con chim mỏ nhọn, mặt ngước lên. Có lẽ vì hình dạng này mà
núi có tên là “Linh Thứu.”
- Đại Học Nam A Đà:
+Một trong những ngôi trường đại học nổi tiếng nhất thời xưa của Ấn Độ, Viện
Đại học Nalanda, mới được tái khai giảng vào ngày 1-9-2014 vừa qua sau một
thời gian gián đoạn hoạt động kéo dài suốt tám trăm năm.
Ngày 5: KHỔ HẠNH LÂM – LÀNG SUJATA – SÔNG NI LIÊN THIỀN:
Khổ Hạnh Lâm: Động Khổ Hạnh nằm bên phải sường núi đá vỉ đại, đường vào
động là một cánh cửa nhỏ rất hẹp, đi từng người một, bên trong động chỉ đủ cho
năm người, thêm nửa là không còn chổ đứng. Bên trong động có một bàn thờ
nhỏ đặc ở giửa động, trên bàn thờ là một tượng Phật ốm yếu khắc khổ tượng
trưng của Ông trong thời gian tu khổ hạnh tại đây. Một cái lư nhan, hai ngọn
đèn điện nhỏ thắp sáng. Mọi người vào bên trong động chỉ lưu lại được vài phút
đồng hồ là vì bên trong động rất nóng, bầu không khí rất nặng nề khó thở, trong
khi đó bên ngoài có hằng trăm người đang chờ và hằng ngàn người từ chân núi
đang đi lên. Anh tài xế nói “Bất kể ngày hay đêm, không có lúc nào mà không
có người đến viếng nơi này” Ra khỏi động Khổ Hạnh chúng tôi viếng ngôi chùa
nhỏ Phật Giáo Tây Tạng bên cạnh nơi mà ngài Huyền Trang vị tu sĩ Trung
Quốc đã có ghi lại trong hành trình thăm viếng Khổ Hạnh Lâm của Ngài hồi thế
kỷ thứ 8.
Làng Sujata : Làng Sujata nằm ở Bồ Đề Đạo Tràng (Bodh Gaya) là nơi mà thái
tử Tất Đạt Đa (sau này là Đức Phật Thích Ca) đã nhận bát cháo sữa từ cô gái
hiền lành Sujata theo truyền thuyết Phật Giáo. Di tích ngôi làng lẫn bảo tháp thờ
cúng ngày nay vẫn được giữ nguyên tên là Sujata để tưởng nhớ người con gái
này.
Sông Ni Liên Thiền: Sông Ni Liên Thiền (Naranjana)cách tháp Đại Tháp khoảng
200 mét về phía Đông. Ngày nay sông này có tên là Lilajan, sông rộng trên 1 cây
số, vào mùa nắng sông khô cạn không còn một giọt nước, nhưng đến mùa mưa
thì nước chảy rất mạnh.
Theo truyền thống Phật Giáo thì chính tại nơi này Đức Phật đã tắm gội sạch sẽ,
sau đó Ngài nhận bát cháo sữa do nàng Sujata cúng dường, rồi Ngài nhận thêm
bó cỏ kiết tường làm gối ngồi thiền từ một nông dân trong vùng, trước khi Ngài
đi về cội Bồ Đề bắt đầu thiền định.
NGÀY 6: LỄ BẢO THÁP – MUA SẮM:
Lễ Bảo Tháp: – Đại Bảo tháp tại Sanchi được kiến tạo vào thế kỷ thứ 3 trước
kỷ nguyên Tây lịch. Chúng ta hãy cùng nhau khám phá lịch sử kiến trúc cổ đại
này.
Sanchi là một ngôi làng nhỏ xinh đẹp ở Ấn Độ, cách Bhopal 46km về phía Đông
Bắc, cách Besnagar 10km, và Vidisha nằm ở trung tâm bang Madhya Pradesh.
Đây là địa điểm có nhiều kiến trúc Phật giáo có niên đại từ thế kỷ thứ 3 trước kỷ
nguyên Tây lịch đến thế kỷ 12 tây lịch.
Đại Bảo tháp tại Sanchi được kiến tạo vào thời trị vì của Cư sĩ hộ pháp Ashoka,
vị anh minh Hoàng đế. Một cấu trúc vòm bằng gạch, được xây dựng theo kiểu
mẫu vũ trụ Phật giáo. Xuyên qua tam vòng tròn là một cột trụ vươn lên, qua đỉnh
vòm, tượng trưng cho cột đỡ vũ trụ. Trên cùng của nó là 3 đĩa tròn, biểu thị Tam
bảo (ba ngôi báu, Phật, Pháp, Tăng), được xem là một trong những khu kiến trúc
bằng đá cổ nhất Ấn Độ, những di tích Phật giáo tại Sanchi là những miêu tả kinh
điển cho nghệ thuật và kiến trúc của triều đại Maurya dưới hình thức Bảo tháp
(Stupa), những ngôi tự viện linh thiêng của đạo Phật.
NGÀY 7: KOLKATA GAYA – TPHCM
Bao gồm:
- Vé máy bay khứ hồi Tphcm – Ấn Độ
- Xe và ks
- Ăn uống theo chương trình
- Vé tham quan theo chương trình
Không bao gồm: - 10% thuế VAT
- Phí tham quan và mua sắm ngoài Chương trình
- Tiền tip 5usd / ngày HDV và TX
CHÚC QUÝ KHÁCH CÓ MỘT CHUYẾN ĐI VIÊN MÃN