Maldives – Thiên đường của những “giấc mơ biển”

KINH NGHIỆM DU LỊCH MALDIVES

Maldives, được xem là thiên đường với những bờ biển xanh ngút ngàn, những khu resort đẳng cấp luôn là giấc mơ của những tín đồ du lịch. Được đi du lịch Maldives, hòa mình vào làn nước xanh trong kéo dài đến tận chân trời chắc chắn sẽ là một trải nghiệm tuyệt vời cho những người yêu biển. Maldives cũng chính là điểm đến trong mơ của biết bao tín đồ du lịch trên toàn thế giới. Nếu bạn sở hữu những bí kíp thần thánh trong cẩm nang du lịch Maldives, đảm bảo bạn sẽ có một hành trình thuận lợi để trải nghiệm trọn vẹn những điều tuyệt vời nhất tại quốc đảo này.

Tổng quan về Maldives

Maldives (phát âm tiếng Anh: /ˈmɔlˌdaɪvz/ hay /ˈmɔlˌdivz/, tên chính thức là Cộng hòa Maldives, là một đảo quốc ở Nam Á gồm nhóm các đảo san hô tại Ấn Độ Dương. Maldives nằm ở phía nam quần đảo Lakshadweep thuộc Ấn Độ, và cách khoảng 700 kilomet phía tây nam Sri Lanka. Hai mươi sáu đảo san hô của Maldives bao vòng quanh một lãnh thổ gồm 1.192 đảo nhỏ, khoảng hai trăm đảo trong số này có các cộng đồng địa phương sinh sống.

Nếu nhìn trên bản đồ các bạn sẽ thấy Maldives là tập hợp của rất nhiều hòn đảo rất nhỏ, cách khá xa nhau và hơi mờ vì độ cao so với mực nước biển khá thấp. Ở Maldives có hai dạng đảo: Một là đảo thông thường có dân thường sinh sống như thủ đô Male hay các đảo mà dân du lịch bụi hay đi là Maafushi, Guraidhoo, Fulidhoo; Hai là các đảo Resort chỉ dành riêng cho khách du lịch. Maldives nằm ở múi giờ UTC+5, chậm hơn Việt Nam 2 tiếng. Bạn cần lưu ý điều này khi đặt vé máy bay và lên kế hoạch lịch trình vui chơi của mình nhé.

Về tiền tệ thì đơn vị tiền tệ chính của Cộng hòa Maldives là đồng Rufiyaa. Trong đó, nổi tiếng nhất là tờ 5 Rufiyaa, hay còn được giới sưu tập tiền gọi là tờ tiền “thuận buồm xuôi gió”. Lý do là vì hoa văn in trên tờ tiền là hình ảnh những chiếc tàu ra khơi đánh cá – hoạt động kinh tế quan trọng tại Maldives, mang ý nghĩa chúc thuận buồm xuôi gió. Vì thế, đây có thể sẽ là một món quà lưu niệm đơn giản và ý nghĩa sau chuyến du lịch Maldives của bạn. 

Theo tỷ giá hiện nay, 1 Rufiyaa bằng khoảng hơn 1.700 VNĐ, các bạn có thể đổi tiền ở các ngân hàng Maldives, ngân hàng Ceylon hoặc HSBC, … Bên cạnh đó, đồng đô-la Mỹ (USD) cũng được sử dụng khá phổ biến tại các resort ở Maldives. Vì thế bạn có thể đổi tiền USD tại Việt Nam một cách dễ dàng trước chuyến đi. Lưu ý rằng nếu bạn đổi đồng Rufiyaa, hãy giữ hoá đơn để có thể đổi lại thành USD nếu như dùng không hết số tiền đã đổi.

Về tôn giáo, Hồi giáo là quốc giáo của Maldives, tất cả công dân của đảo quốc này và bất kỳ ai muốn nhập tịch Maldives đều buộc phải theo tôn giáo này. Theo lịch sử ghi lại, trong một thời gian dài trước đây, Phật giáo được xem là quốc giáo của Maldives. Tuy nhiên vào khoảng thế kỷ XII các thương nhân Hồi giáo đã mang dòng Hồi giáo Sunni đến đất nước này và đến giữa thế kỷ XII thì đạo Hồi dòng Sunni đã trở thành tôn giáo chính của toàn dân Maldives, việc tuân thủ nó là điều bắt buộc với công dân.

Về ngôn ngữ, ngôn ngữ chính thức của đảo quốc Maldives là Dhivehi, một ngôn ngữ Indo-European có một số điểm tương đồng với Elu, ngôn ngữ Sinhalese cổ. Ký tự viết hiện nay được gọi là Thaana và được viết từ phải sang trái. Tuy nhiên, tiếng Anh được sử dụng khá phổ biến tại Maldives và đang dần trở thành một ngôn ngữ thứ hai được giảng dạy tại các trường học. Vì thế, du khách không cần quá lo lắng về vấn đề giao tiếp khi đến du lịch Maldives.

Những lưu ý khi đến Maldives

  • Thủ tục nhập cảnh khi du lịch tại Maldives

Du lịch là một trong những hoạt động kinh tế chính tại Maldives, vì thế quốc gia này có chính sách cấp visa rất dễ cho khách du lịch. Du khách ở tất cả các quốc gia đều được miễn thị thực 30 ngày lưu trú tại Maldives. Vì thế để nhập cảnh Maldives, bạn chỉ cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

  • Hộ chiếu còn thời hạn trong vòng 1 tháng.
  • Vé máy bay khứ hồi hoặc vé máy bay đến nước khác (Trong trường hợp bạn bay tiếp đến quốc gia khác).
  • Đặt phòng khách sạn đã hoàn tất thanh toán.
  • Chứng minh được bạn đủ tài chính để lưu trú tại Maldives trong thời gian du lịch.
  • Tất cả các du khách phải điền vào Tờ khai cho khách du lịch 72 giờ trước giờ bay. (Tờ khai này cần nộp qua IMUGA).

Tuy nhiên vẫn có một số lưu ý quan trọng khi nhập cảnh và lưu trú tại đất nước Hồi giáo này, đó là:

  • Du khách không mang theo rượu, thịt heo hoặc văn hoá phẩm đồi truỵ khi nhập cảnh vào Maldives.
  • Không mang theo cát, vỏ sò, san hô khi rời khỏi Maldives.
  • Về trang phục sân bay, bạn nên mang đồ kín đáo và lịch sự vì đa số người Maldives theo đạo Hồi nên việc ăn mặc không lịch sự sẽ khiến bạn gặp khó khăn trong quá trình nhập cảnh.
  • Bay đến và đi lại ở Maldives
  • Về vé máy bay đi Maldives

Hiện nay chưa có đường bay thẳng từ Việt Nam đi Maldives, vì vậy bạn cần phải bay sang một nước thứ 3 trước khi đến đây. Có những lựa chọn cho bạn như bay của hãng Tiger Airways (transit ở Sing), Air Asia (transit ở Kuala Lumpur) hay Sri Lanka (transit ở Colombo). Giá vé máy bay cũng dao động từ 4.000.0000 – 20.000.000 VND/chiều tùy vào thời gian bay và nơi quá cảnh.

  • Phương tiện di chuyển tại Maldives

Do lãnh thổ Maldives gồm nhiều hòn đảo giữa biển nên phương tiện di chuyển chủ yếu giữa các đảo là phà hoặc speed boat. Nếu ở các resort xa trung tâm, bạn có thể được đưa đón bằng thuỷ phi cơ. Đây là một loại hình di chuyển khá lạ với đa số du khách Việt, nên nếu có cơ hội nên trải nghiệm thử. 

Do Maldives là tập hợp của rất nhiều đảo nhỏ, mỗi đảo thường chỉ tầm vài km vuông nên đi lại ở đây chủ yếu bằng tàu thuyền. Có 3 phương tiện chính tại Maldives:

  • Phà công cộng: Một chiếc thuyền nhỏ làm phương tiện chính của người dân Maldives, đi lại giữa các đảo local, chi phí cũng rẻ nhất (thường vài đô/lượt) nhưng sẽ không sử dụng được để đi các đảo tư nhân, resort.
  • Speedboat: Một loại cano, thuyền có nhiều kích cỡ khác nhau tuỳ thuộc vào độ sang trọng. Đây là phương tiện mà các resort sử dụng để đưa đón khách đã đặt phòng trước của mình. Giá do resort đặt ra thường tầm vài trăm USD/lượt khứ hồi, tuỳ thuộc độ sang trọng của resort và quãng đường đưa đón.
  • Seaplane: Cũng là một loại phương tiện mà các resort dùng để đưa đón du khách, bản chất như speedboat nhưng đây là phương tiện cao cấp giá cũng đắt hơn nhiều so với speedboat, ngồi đây thì đúng là bạn đang bay trên thiên đường rồi đó.

Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu thăm thú thủ đô Male, thì khuyến khích bạn là nên đi bộ. Vì diện tích thành phố khá nhỏ nên không cần ô tô hay phương tiện công cộng bạn cũng đã có thể đi dạo quanh thành phố này.

Bạn cũng nên đổi một ít tiền lẻ qua Rufiyaa vì khi bạn mua một số món đồ linh tinh hay mua vé phà có giá dưới 1 USD thì người dân họ sẽ làm tròn là 1 USD và không trả lại tiền thối cho bạn, đổi tiền thì bạn có thể dễ dàng đổi ngay tại quầy vé bến phà với tỷ giá rất tốt. Việc di chuyển giữa các đảo có người dân sinh sống được thực hiện bởi phà công cộng chạy liên tục hàng ngày trừ thứ 6 (ngày nghỉ cuối tuần của người Maldivian) và bạn có thể theo dõi giờ chạy trong tuần thông qua webside ở đây: http://www.mtcc.com.mv/.

  • Ăn mặc

Do Maldives là đất nước theo Hồi giáo, nên khi đi dạo ở khu vực bên ngoài resort, đặc biệt là gần các khu vực trang nghiêm như đền thờ, nhà thờ, … bạn nên tránh mặc áo hai dây, áo sát nách, mặc váy hoặc quần ngắn trên đầu gối. Bạn có thể mặc bikini khi ở trong khuôn viên resort. Tuy nhiên hãy cẩn thận hỏi trước nhân viên để chắc chắn mình không làm trái quy định tại đây.

  • Ăn uống

Thịt heo là loại thịt kiêng kỵ trong đạo Hồi, vì thế bạn tuyệt đối sẽ không tìm được món này tại đất nước Hồi giáo như Maldives. Vì thế chủ yếu các món ăn tại đảo quốc này là các loại hải sản và thịt gà. Nếu bạn có vấn đề như dị ứng với một trong những loại đồ ăn này, hãy mang theo thuốc đề phòng và nghiên cứu những món ăn khác phù hợp với mình.

Rượu và các thức uống có cồn khác cũng là thứ không được phép sử dụng tại Maldives.

Các khách sạn nổi bật khi du lịch Maldives

Tuỳ vào điều kiện kinh tế, bạn có thể chọn ở khách sạn hoặc resort 5 sao khi lưu trú tại Maldives. Dưới đây là một số gợi ý cho bạn:

1.Banyan Tree Vabbinfaru Resort

Địa chỉ: Đảo Vabbinfaru, Bắc đảo san hô Male, Maldives.

Giá: Từ 10.345.000 VNĐ/phòng/đêm.

2.Mirihi Island Resort

Địa chỉ: Ari Atoll, South (Alifu), Nam đảo san hô Ari, Maldives.

Giá từ 17.882.000 VNĐ/phòng/đêm.

3.Velassaru Maldives Resort

Địa chỉ: Đảo Velassaru, Nam đảo san hô Male, Maldives.

Giá: Từ 6.184.000 VNĐ/phòng/đêm.

4.The Barefoot Eco Hotel

Địa chỉ: N 6 45 – E73 10, Haa Dhaalu Atoll, Maldives.

Giá: Từ 5.936.000 VNĐ/phòng/đêm.

5.Hanifaru Transit Inn

Địa chỉ: Arumaan/Dharavandhoo, Đảo san hô Baa, Maldives.

Giá: Từ 1.303.000 VNĐ/phòng/đêm.

Những địa điểm du lịch tham quan nổi tiếng tại Maldives

Là một đảo quốc, “đặc sản du lịch” Maldives chắc chắn phải kể đến những bờ biển đẹp hút mắt và các hoạt động vui chơi dưới nước. Dưới đây là những địa điểm bạn không nên bỏ qua khi có dịp đến thăm quốc đảo thiên đường Maldives.

  1. Bãi biển Vaadhoo

Vaadhoo là một trong 1.192 hòn đảo của Maldives, được biết đến với bãi biển phát sáng, tựa như một bầu trời sao lấp lánh. Mỗi khi màn đêm bao phủ, những con sóng vỗ vào bờ mang theo những chấm sáng li ti, khiến cho cả bờ biển tỏa sáng rực rỡ. Du khách đến đây sẽ cảm thấy cực kỳ ngạc nhiên khi chứng kiến cảnh tượng kỳ diệu của tự nhiên này. Đặc biệt, bạn có thể tự mình “làm phép” khi đưa tay khuấy nhẹ và quan sát mặt nước phát sáng theo từng cử động của mình.

Theo các nhà khoa học, những chấm sáng này là do một loại tảo biển tên là Dinoflagellates tạo thành. Loài tảo biển này có khả năng phát quang như một cơ chế tự vệ khi cảm nhận được sự tác động từ bên ngoài. Mật độ tảo Dinoflagellates ở Vaadhoo vô cùng dày đặc, vì vậy hiện tượng phát sáng sẽ càng rực rỡ hơn. Đây là lý do khiến Vaadhoo trở thành một địa điểm mà khách du lịch nhất định phải trải nghiệm.

  1. Lặn biển ngắm san hô

Những rạn san hô đẹp nhất thế giới đang ẩn mình dưới làn nước trong xanh như ngọc của Maldives. Tại các khu resort đều có cung cấp dịch vụ lặn biển với dụng cụ chuyên nghiệp và hướng dẫn viên. Với độ sâu khoảng từ 1 mét trở lên, bạn đã có thể hòa mình cùng đại dương xinh đẹp, bơi lội tung tăng cùng những chú cá đuối đáng yêu.

  1. Nhà hàng dưới biển IThaa

IThaa được biết là nhà hàng dưới biển có kết cấu hình vòm đầu tiên trên thế giới, là địa điểm mà bất kỳ khách du lịch nào cũng muốn check in khi có dịp du lịch Maldives. Nhà hàng dưới biển IThaa tựa như một chiếc ống thuỷ tinh khổng lồ được “dìm” xuống đáy biển. Nhà hàng chỉ phục vụ tối đa 14 chỗ mỗi bữa. Thông thường, khách du lịch sẽ cần đặt chỗ trước 14 ngày, điều kiện là đã đặt phòng ở Conrad Maldives. Đến đây, du khách như được chìm vào giấc mơ thuở nhỏ, khi được phục vụ một bữa tiệc chuẩn 5 sao trong lòng đại dương bao la với muôn vàn loài động vật tự do bơi lội xung quanh.

  1. Du ngoạn thủ đô Male

Nếu đã đến Maldives, bạn không nên bỏ qua thủ đô Male. Nơi này có những nhà thờ, bảo tàng hoặc các phiên chợ nhộn nhịp của người dân địa phương. Male cũng là địa điểm lý tưởng để bạn thưởng thức ẩm thực đường phố và mua sắm những món quà lưu niệm đặc trưng Maldives.

Thủ đô Male không quá lớn nên mình khuyến khích các bạn đi bộ tham quan để trải nghiệm phong vị địa phương rõ nhất. Nếu có đi taxi thì dù đến điểm nào giá cũng chỉ khoảng 1 đô la Mỹ thôi, taxi tại đây không có đồng hồ tính cước.

Những món ăn nên thử khi du lịch Maldives

  1. Garudhiya 

Garudhiya là món ăn làm từ cá ngừ, nước và muối. Đây được xem là một trong những món ăn truyền thống mà khách du lịch nhất định phải thử khi đến Maldives. Bên cạnh nguyên liệu chính là cá ngừ, hiện nay người dân địa phương còn cho thêm các gia vị khác như ớt, hành, … để tăng hương vị và giúp du khách dễ dàng thưởng thức món ăn hơn. 

  1. Mas Huni 

Mas Huni cũng là món ăn làm từ cá ngừ. Người dân Maldives sẽ thêm vào đó các nguyên liệu khác như hành tây, ớt xay, dừa để tạo ra một món ăn đặc trưng có thể gây ấn tượng với du khách từ cái nhìn đầu tiên. Mas Huni thường được phục vụ cùng với bánh mì nướng giòn. Vị béo của dừa xay hoà cùng vị ngọt của cá ngừ, thêm một chút cay nồng của ớt tươi nữa thì kích thích vị giác vô cùng. Các nguyên lệu được cắt nhỏ hoặc nghiền nát ăn kèm với bánh mì nóng giòn. Một món điểm tâm thơm ngon, phổ biến đúng điệu Maldives.

  1. Bánh bao Gulha

Cá ngừ có vẻ là một nguyên liệu rất phổ biến tại Maldives khi xuất hiện trong nhiều món ăn đặc trưng tại đảo quốc này. Bánh bao Gulha là một trong số đó. Bánh có lớp vỏ làm từ bột gạo hoặc bột mì, bên trong là phần nhân cá ngừ, hành tây, dừa nạo và một chút ớt. Sau khi được nhồi nhân và vo tròn thành viên khoảng bằng trái bóng bàn, bánh sẽ được đem chiên ngập dầu để cho ra đời những chiếc bánh Gulha vàng ươm hấp dẫn.

  1. Cà ri Riha 

Với vị trí nằm gần Ấn Độ, ẩm thực Maldives cũng có nhiều món ăn mang âm hưởng của quốc gia này, trong đó tiêu biểu nhất là món Cà ri Riha. Món ăn này có nguyên liệu chính là thịt gà, thêm vào đó là bột cà ri và một số gia vị truyền thống khác. Bánh không men roshi là loại bánh thường dùng để ăn kèm với cà ri Riha. Thịt gà mềm quyện với nước cà ri thơm béo hứa hẹn sẽ mang lại cho bạn trải nghiệm đáng nhớ vô cùng. Nếu như không quen ăn bánh không men, bạn cũng có thể ăn món cà ri đặc biệt này cùng với cơm trắng nhé.

  1. Fihunu Mas

Nguyên liệu của món ăn này, bên cạnh cá chẽm sẽ có ớt đỏ, hành tây, lá cà ri, rau trộn, xoài và một số loại gia vị khác. Hương liệu sẽ được nhồi vào bên trong cá chẽm đã làm sạch, sau đó bọc giấy bạc và nướng vàng hai mặt.

 

VISA ĐỨC SCHENGEN VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

VISA ĐỨC SCHENGEN

Nước Đức được mệnh danh là “trái tim của Châu Âu” với bề dày lịch sử và nền văn hóa độc đáo là điểm đến hấp dẫn dành cho du khách. Khi du lịch Đức, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những tòa lâu đài tráng lệ, những kiến trúc cổ xưa, những thung lũng rộng lớn và những cánh rừng xanh bạt ngàn. Ngoài ra du khách còn có thể đến tham quan những thành phố nổi tiếng thế giới như: Berlin, Munich, Frankfurt … để tìm hiểu khám phá những nét văn hóa đặc sắc, hay hòa mình vào những lễ hội sôi động, thưởng thức các món ăn hấp dẫn tại nơi đây… Tuy nhiên, Đức là 1 trong số ít các quốc gia duy nhất trong khối hạn chế cấp visa du lịch đơn thuần cho du khách người Việt. Để đến Đức, du khách Việt nên đi theo dạng du lịch thăm thân và công tác để đảm bảo khả năng đạt visa cao. 

Visa Đức ngắn hạn (hay còn gọi là visa Schengen). Visa Schengen đi được 26 quốc gia trong khối Schengen (Châu Âu), bao gồm: Đức, Bỉ, Đan Mạch, Áo, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Phần Lan, Pháp, Hy Lạp, Estonia, Hungary, Iceland, Lettonia, Lituanie, Luxembourg, Malta, Na Uy, Hà Lan, Ba Lan, Cộng Hòa Séc, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Slovakia, Slovenia.

Thị thực Schengen được cấp trong trường hợp du khách dự định ở lại khu vực Schengen (trong đó có Đức) tối đa 90 ngày với thời hạn 6 tháng (180 ngày) cho các mục đích ngắn hạn như công tác, du lịch thăm thân. Visa ngắn hạn bao gồm các loại:

  • Visa du lịch
  • Visa công tác
  • Visa thăm thân
  • Visa điều trị y tế
  • Visa đào tạo ngắn hạn
  • Visa sự kiện văn hóa thể thao

Đại sứ quán Đức tại Hà Nội và Tổng Lãnh sự quán Đức tại Thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan xét duyệt hồ sơ xin cấp thị thực của du khách nếu đích đến chính của du khách là Đức hoặc Bồ Đào Nha.

Những điều cần lưu ý khi xin visa Đức

  • Đương đơn xin visa Đức phải cư trú hợp pháp tại Việt Nam.
  • Hồ sơ xin visa Đức phải nộp sớm nhất 3 tháng hay trễ nhất 15 ngày trước ngày dự định đi.
  • Các dữ kiện sinh học (10 dấu vân tay và ảnh kỹ thuật số) được lấy tại thời điểm nộp hồ sơ.
  • Hồ sơ được xem xét dựa trên các giấy tờ do quý vị cung cấp. Tại quầy nhận hồ sơ, không yêu cầu nộp thêm giấy tờ bổ sung. Nếu trong hồ sơ của quý vị thiếu một văn bản, có nghĩa là quý vị không thể hoặc không muốn cung cấp văn bản đó. Việc hồ sơ không hoàn chỉnh có khả năng đưa đến quyết định từ chối cấp thị thực. Tuy nhiên, cung cấp đầy đủ các văn bản không bảo đảm đương nhiên được cấp thị thực.
  • Tất cả giấy tờ bằng tiếng Việt phải kèm theo bản dịch hợp lệ (có dấu công chứng của phòng tư pháp) sang tiếng Đức hay tiếng Anh.
  • Các giấy tờ khi nộp phải có kèm theo bản sao (photocopie). Bản sao sẽ được ký xác nhận hợp lệ khi trình bản chính. Phòng visa chỉ giữ lại bản sao. Bản chính được trả lại ngay cho khách. Các bản sao phải là cỡ giấy A4. Không chấp nhận văn bản là fax hay e-mail.
  • Bảo đảm tài chính cho chuyến đi
  • Sự ràng buộc tại Việt Nam và tính tự nguyện trở về khi hết giá trị thị thực

Hồ sơ xin Visa Đức Schengen

  1. Đơn xin cấp thị thực Schengen được điền đầy đủ và được ký tên bởi người nộp đơn.
  2. Hai ảnh hộ chiếu sinh trắc học giống nhau, chụp gần đây (cỡ 45mm x 35mm)
  3. Hộ chiếu hoặc giấy tờ đi lại chính thức (Không dùng bao bọc/vỏ bao hộ chiếu).

Hộ chiếu hoặc giấy tờ đi lại của du khách phải còn giá trị ít nhất 3 tháng kể từ ngày du khách rời khỏi khu vực Schengen. Hộ chiếu hay giấy tờ đi lại phải còn ít nhất 2 trang trống dành cho thị thực và không được cấp trước đó quá 10 năm.

Đối với người chưa thành niên: Tuyên bố đồng ý và bản sao hộ chiếu của cha mẹ/người có quyền nuôi dưỡng (nếu những người này không đi cùng chuyến đi) và giấy khai sinh của trẻ em.

  1. Bằng chứng về việc làm (nếu có):
  2. a) Hợp đồng lao động nêu rõ vị trí/chức vụ, thời hạn hợp đồng,
  3. b) Sao kê tài khoản ngân hàng
  4. c) Xác nhận của bên sử dụng lao động về việc cho nghỉ phép (nghỉ có lương hay không lương),
  5. d) Sổ bảo hiểm xã hội.
  6. Nếu người nộp đơn là chủ sở hữu công ty hoặc là người tự hành nghề:
  7. a) Chứng nhận đăng ký kinh doanh,
  8. b) Báo cáo thuế của công ty trong 3 tháng gần nhất.
  9. Nếu người nộp đơn đã nghỉ hưu:

Chứng nhận trả lương hưu ba tháng gần nhất.

  1. Nếu người nộp là học sinh/sinh viên:

Xác nhận của nhà trường về việc người nộp đơn đang theo học tại đó và thẻ học sinh, sinh viên.

  1. Chứng minh tài chính cho toàn bộ chuyến đi:
  2. a) Sao kê tài khoản ngân hàng
  3. b) Tuyên bố về việc sẽ chi trả chi phí theo điều 66-68 Luật Cư trú (Kostenübernahmeerklärung nach §§ 66-68 AufenthG). Ngoài ra, phải nộp thêm bằng chứng về khả năng tài chính của người nộp đơn.
  4. Sổ hộ khẩu gia đình
  5. Chứng minh nhân dân
  6. Giấy khai sinh
  7. Giấy đăng ký kết hôn hoặc ly hôn (nếu có)
  8. Lịch trình đi và đặt phòng khách sạn/ chỗ ở riêng
  9. a) Xác nhận đặt phòng/đăng ký giữ chỗ khách sạn hợp lệ hoặc bằng chứng về chỗ ở riêng với địa chỉ đầy đủ (tên khách sạn, đường, thành phố, mã bưu điện, thông tin liên hệ, mã số đặt phòng…),
  10. b)  Lịch trình đi chi tiết.
  11. c) Đặt chỗ chuyến bay.
  12. Bằng chứng về những lần lưu trú tại khu vực Schengen trước đây (nếu có):

Ngoài những giấy tờ nêu ở mục số 3: nộp thêm bản gốc hộ chiếu hay giấy tờ đi lại cũ đã hết hạn, kèm theo bản copy những thị thực trước đây.

  1. Bảo hiểm y tế du lịch bắt buộc 

Bảo hiểm phải có giá trị cho tất cả các nước Schengen và cho toàn bộ thời gian lưu trú dự kiến, bao gồm cả chi phí điều trị khẩn cấp và vận chuyển về nước vì lý do y tế, mức bảo hiểm tối thiểu là 30.000 EUR.

Xin visa Đức mục đích thăm thân bổ sung

Thư mời của một cá nhân trong trường hợp lưu trú tại nhà của cá nhân này, bản chính Passport người mời

Giấy tờ xác minh: chổ ở, công việc, tài chính của người mời

Xin visa Đức mục đích công tác bổ sung

Thư mời công tác bản chính

Hoặc các bằng chứng về mối quan hệ thương mại hay nghề nghiệp: hợp đồng, hóa đơn…

Hoặc thẻ ra vào các hội chợ, hội nghị, các giấy tờ xác nhận hoạt động của doanh nghiệp, lệnh công tác

Giấy tờ chứng minh khả năng tài chính, tài sản

Sao kê tài khoản ngân hàng trong vòng 3 tháng gần nhất

Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng với số dư tối thiểu 200 triệu đồng

Xác nhận số dư tiền gửi tiết kiệm (nếu có)

Xác nhận hạn mức thẻ tín dụng (nếu có)

Giấy tờ nhà đất (nếu có)

Địa điểm nộp hồ sơ Visa Đức Schengen

Hiện nay, du khách có thể đặt lịch hẹn và nộp hồ sơ xin cấp visa du lịch Đức ở trung tâm tiếp nhận thị thực VFS Global. Trung tâm đang có 2 chi nhánh tại Hà Nội và Thành phố HCM:

VFS Hà Nội: Tòa nhà OCEAN PARK Phòng 207, Tầng 2, số 1 Đào Duy Anh, Phường Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội

HOTLINE: 0084 283 521 2002

Thời gian nhận hồ sơ: 08:30 – 12:00 và 13:00 – 15:00 từ Thứ Hai đến Thứ Sáu

Thời gian trả hộ chiếu: 13:00 – 16:00 từ Thứ Hai đến Thứ Sáu

VFS TP.HCM: Tòa nhà RESCO Tầng 3, 94-96 Nguyễn Du, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP Hồ Chí Minh

HOTLINE: 0084 283 521 2002

Thời gian nhận hồ sơ: 08:30 – 12:00 và 13:00 – 15:00 từ Thứ Hai đến Thứ Sáu

Thời gian trả hộ chiếu: 13:00 – 16:00 từ Thứ Hai đến Thứ Sáu

Lệ phí

  • Từ 12 tuổi trở lên: 90 Euro – 2.250.000 VNĐ
  • Trẻ em, từ 6 đến 12 tuổi: 45 Euro – 1.125.000 VNĐ
  • Phí dịch vụ toàn cầu của VFS: 28,13 Euro – 743.000 VNĐ

Lệ phí thị thực được miễn bởi tất cả các quốc gia Schengen cho các đối tượng sau đây, bất kể quốc tịch của họ:

  • Trẻ em dưới sáu tuổi.
  • Học sinh phổ thông, sinh viên đại học, nghiên cứu sinh và cán bộ giảng dạy đi cùng thực hiện các chuyến đi với mục đích học tập hoặc đào tạo.
  • Đại diện của các tổ chức phi lợi nhuận từ 25 tuổi trở xuống tham gia các hội thảo, hội nghị, sự kiện thể thao, văn hóa hoặc giáo dục do các tổ chức phi lợi nhuận tổ chức.
  • Phí thị thực được miễn cho vợ/chồng, bạn tình đồng giới trong một liên minh dân sự và con chưa thành niên độc thân của công dân Đức, cha mẹ của công dân Đức chưa thành niên và thành viên gia đình của công dân EU/EEA, miễn là họ được tự do đi lại. 

Thời gian xét duyệt Visa Đức

Quá trình xử lý hồ sơ xin visa Đức ngắn hạn là 2-3 tuần làm việc nhưng có thể lâu hơn. Đại sứ quán/Tổng lãnh sự quán Đức tại Việt Nam có thể yêu cầu thêm tài liệu, thông tin hoặc bạn có thể được gọi phỏng vấn và tất nhiên thời gian xử lý sẽ bị kéo dài hơn so với dự kiến.

Thông tin liên hệ:

⛩️Công ty TNHH TM DV 

#VBUKINTERNATIONAL

☎️ Hotline: 0909905204 – 039 3737 490 – 0963557509 – 0707602043

???? Địa chỉ 1:  80/8 Nguyễn Trãi , P3, Q5

???? Địa chỉ 2: 28A NB2, KP1 , P.Phú Tân, TP Thủ Dầu 1, Bình Dương

VISA HÀN QUỐC VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT

VISA HÀN QUỐC

Hàn Quốc là đất nước nổi tiếng với nhiều mỹ nhân và cảnh đẹp trong các bộ phim ngôn tình như: Nami, đảo Jeju, Seoul, Everland, Busan,… Đi du lịch Hàn Quốc bạn sẽ có dịp khám phá “Xứ sở Kim Chi” vô cùng xinh đẹp với cả bốn mùa trong năm. Ngoài ra, bạn sẽ có thể khám phá những nét văn hóa phương Đông đặc trưng độc đáo và thưởng thức các món ăn ẩm thực hấp dẫn mà chỉ có thể thấy được ở đất nước Hàn Quốc vô cùng xinh đẹp này. Để chuyến đi Hàn Quốc thuận lợi hơn, khâu xin visa Hàn Quốc là bước đầu tiên và quan trọng nhất. Nếu biết và nắm rõ được thông tin thời hạn visa Hàn Quốc, bạn sẽ có thể chủ động và tăng tỉ lệ thành công trong việc xin visa Hàn Quốc. Tùy theo mục đích, sẽ có những loại visa khác nhau, tương ứng với thời gian lưu trú khác nhau.


1.Các loại visa Hàn Quốc

1.1. Visa du lịch Hàn Quốc

Hiện nay, visa du lịch Hàn Quốc là loại visa du lịch ngắn hạn, có thời gian lưu trú đối với nhập cảnh một lần: là tối đa 90 ngày, còn đối với nhập cảnh nhiều lần thì tối đa 180 ngày trong vòng 1 năm. Các loại visa du lịch phổ biến dành cho người Việt Nam gồm có 4 loại: 

  • Visa du lịch ngắn hạn (C-3): Dành cho những du khách muốn đến Hàn Quốc để du lịch, thăm quan, tham gia hội nghị, hội thảo,… Visa C-3 có thể được cấp cho thời gian lưu trú tối đa 30 ngày (Single Entry) hoặc 90 ngày trong vòng 1 năm (Multiple Entry).
  • Visa du lịch một lần nhập cảnh (C-3-1): Dành cho du khách muốn đến Hàn Quốc để thăm người thân, bạn bè, tham gia các hội nghị, hội thảo, thi đấu thể thao giao hữu, đầu tư dự án công cộng,… Visa C-3-1 có thời gian lưu trú tối đa 30 ngày.
  • Visa du lịch nhiều lần nhập cảnh (C-3-9): Dành cho du khách muốn đến Hàn Quốc để du lịch, tham quan, nghỉ dưỡng trong thời gian dài hơn. Visa C-3-9 có thời gian lưu trú tối đa 90 ngày trong vòng 1 năm.
  • Visa du lịch theo đoàn (C-3-2): là loại visa dành cho những người đi du lịch Hàn Quốc theo đoàn do công ty du lịch tổ chức. Loại visa này cho phép du khách nhập cảnh Hàn Quốc nhiều lần trong vòng 1 năm, với thời gian lưu trú tối đa 15 ngày mỗi lần nhập cảnh.

1.2. Visa thăm thân Hàn Quốc

Visa thăm thân Hàn Quốc (C-6) là loại visa thăm thân ngắn hạn, dành cho người nước ngoài đến Hàn Quốc để thăm thân nhân, bạn bè đang sinh sống và làm việc tại đây. Visa này cho phép bạn nhập cảnh Hàn Quốc nhiều lần trong vòng 1 năm, với thời gian lưu trú tối đa 90 ngày mỗi lần nhập cảnh và tối đa 180 ngày trong vòng 1 năm.

1.3. Visa công tác Hàn Quốc

Visa công tác Hàn Quốc (C-4) là loại visa công tác ngắn hạn, dành cho người nước ngoài đến Hàn Quốc để thực hiện các hoạt động công tác như tham dự hội nghị, hội thảo quốc tế, khảo sát thị trường, đàm phán hợp đồng kinh doanh, giám sát hoạt động của chi nhánh công ty, tham gia đào tạo, tập huấn,…  Loại visa này cho phép du khách nhập cảnh Hàn Quốc tối đa 30 ngày đối với trường hợp nhập cảnh 1 lần và tối đa 90 ngày đối với trường hợp nhập cảnh nhiều lần trong vòng 1 năm. 

1.4. Visa lao động Hàn Quốc

Visa lao động Hàn Quốc là loại visa lao động dài hạn, dành cho người nước ngoài đến Hàn Quốc để làm việc theo hợp đồng lao động với công ty Hàn Quốc. Visa này cho phép bạn nhập cảnh Hàn Quốc nhiều lần trong vòng 1 năm, với thời gian lưu trú tối đa lên đến 5 năm (tùy theo loại visa).

Có nhiều loại visa lao động Hàn Quốc khác nhau, được phân loại dựa trên ngành nghề, trình độ chuyên môn và mức lương của người lao động. Dưới đây là một số loại visa lao động phổ biến:

E-1: Dành cho người lao động có trình độ kỹ thuật cao, tay nghề cao.

E-2: Dành cho người lao động có trình độ chuyên môn cao trong các lĩnh vực như giáo dục, nghiên cứu, nghệ thuật, thể thao, v.v.

E-7: Dành cho người lao động phổ thông làm việc trong các ngành nghề như nông nghiệp, ngư nghiệp, xây dựng, dịch vụ,…

Bạn có thể tham khảo thêm các loại visa làm việc không chuyên nghiệp khác như: E-9-1 (làm việc trong ngành sản xuất), E-9-2 (làm việc trong ngành xây dựng), E-9-5 (làm việc trong ngành dịch vụ),…

1.5. Visa du học Hàn Quốc

Visa du học Hàn Quốc (D-2) là  loại visa du học dài hạn, dành cho du học sinh quốc tế đến Hàn Quốc để theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông,… Visa này cho phép bạn nhập cảnh Hàn Quốc nhiều lần trong vòng 1 năm, với thời gian lưu trú tối đa lên đến 4 năm (tùy theo chương trình học).

Dựa trên trình độ của du học sinh, cũng sẽ có những loại visa khác nhau. Dưới đây là một số loại visa du học Hàn Quốc:

D-2-1: Dành cho sinh viên cao đẳng đã có chứng chỉ TOPIK 2, không cần học thêm tiếng Hàn khi sang Hàn.

D-2-2: Cấp cho sinh viên học chuyên ngành hệ đại học.

D-2-4: Cấp cho nghiên cứu sinh tiến sĩ (có bằng thạc sĩ trở lên).

D-2-6: Cấp cho sinh viên hệ trao đổi (sinh viên nhận học bổng trao đổi giữa 2 trường, thời hạn visa sẽ phụ thuộc vào chương trình trao đổi).

1.6. Visa kết hôn

Visa kết hôn Hàn Quốc (F-6-1) là loại visa dành cho công dân nước ngoài đã làm thủ tục kết hôn với người Hàn Quốc theo đúng quy định pháp luật của hai nước và có ý định sinh sống ở Hàn Quốc. Thị thực này có hiệu lực trong vòng 3 tháng kể từ ngày cấp, thời gian lưu trú cho phép tối đa 90 ngày. Hết 90 ngày bạn cần đăng ký chuyển đổi sang thẻ cư trú cho người nước ngoài và gia hạn thêm thời gian lưu trú.

2. Các trường hợp không cần visa

  • Bạn quá cảnh không quá 72 giờ tại sân bay địa phương và 24h tại sân bay quốc tế Incheon Hàn Quốc
  • Bạn thường xuyên nhập cảnh Hàn Quốc với mục đích du lịch hoặc công tác
  • Bạn đã được cấp phép miễn thị thực nhập cảnh Hàn Quốc hoặc có giấy phép tái nhập cảnh Hàn Quốc
  • Bạn đi du lịch đảo Jeju Hàn Quốc theo tour của Công ty do Đại sứ quán Hàn Quốc chỉ định và buộc phải quá cảnh tại sân bay quốc tế Incheon hoặc Gimhae
  • Bạn có thẻ APEC
  • Bạn muốn lưu trú tại tỉnh Jeju không quá 30 ngày

3. Thủ tục xin visa Hàn Quốc

  • Hộ chiếu còn hạn ít nhất 6 tháng tính từ ngày nhập cảnh Hàn Quốc.
  • Ảnh thẻ 3.5×4.5cm, nền trắng, chụp trong vòng 3 tháng gần nhất.
  • Đơn xin visa điền đầy đủ và chính xác theo hướng dẫn.
  • Giấy tờ chứng minh nhân dân/Căn cước công dân: Bản gốc và bản sao.
  • Sổ hộ khẩu: Bản gốc và bản sao.
  • Giấy tờ chứng minh khả năng tài chính: 
  • Giấy xác nhận tiền lương gần nhất và sao kê tài khoản từ ngân hàng trong 3 tháng gần nhất (đối với người lao động) hoặc bản sao sổ tiết kiệm ngân hàng với số dư tối thiểu là 5.000 usd, tương đương trên 110.000.000 đồng với kỳ hạn tối thiểu 3 tháng.
  • Giấy xác nhận số dư tài khoản của ngân hàng được làm trong vòng 14 ngày tính tới ngày nộp hồ sơ. Nếu là đối tượng không đủ khả năng tài chính, bạn vẫn có thể chứng minh thông qua người thân kèm theo giấy tờ chứng minh quan hệ gia đình, có xác nhận của chính quyền địa phương.
  • Giấy tờ chứng minh việc làm: Hợp đồng lao động, giấy phép kinh doanh (nếu có).

Tùy theo mục đích xin visa, bạn cần cung cấp thêm các giấy tờ sau:

  • Visa du lịch: Giấy tờ đặt vé máy bay khứ hồi và đặt phòng khách sạn.
  • Visa công tác: Giấy mời của công ty Hàn Quốc.
  • Visa thăm thân: Giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người thân tại Hàn Quốc (giấy khai sinh, sổ hộ khẩu chung, ảnh chụp chung, v.v.).
  • Visa lao động: Hợp đồng lao động với công ty Hàn Quốc.
  • Visa du học: Giấy tờ của trường đại học/cao đẳng/trung học phổ thông tại Hàn Quốc

4. Nộp hồ sơ xin visa Hàn Quốc

Để hoàn thiện thủ tục xin visa nhanh chóng, bạn cần nộp hồ sơ tại trung tâm đăng ký visa Hàn Quốc (Korea Visa Application Center – KVAC). Sau đây là địa chỉ trung tâm tại Hà Nội, Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Hà Nội: Tầng 12, Tòa Discovery Complex, số 302 Đường Cầu Giấy, Hà Nội.

SĐT: (+84) 24 7100 1212

Website: https://visaforkorea-vt.com/

  1. Hồ Chí Minh: 253 đường Điện Biên Phủ, Phường 7, Quận 3, TP.HCM

SĐT: 02871011212

Website: https://sgn.visaforkorea-hc.com/

  1. Đà Nẵng: Tầng 3-4, Lô A1-2, Đường Chương Dương, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.

SĐT: +84-23-6356-6100

Website: https://overseas.mofa.go.kr/vn-danang-vi/index.do

5. Thời gian xin visa Hàn Quốc

Thông thường, thời gian xét duyệt visa Hàn Quốc là từ 7 đến 10 ngày làm việc. Tuy nhiên, thời gian này có thể thay đổi tùy thuộc vào hồ sơ xin visa và số lượng hồ sơ nộp vào thời điểm đó. 

6. Lệ phí 

Lệ phí xin visa du lịch Hàn Quốc sẽ bao gồm:

6.1. Phí thị thực nộp cho Đại sứ quán Hàn Quốc:

  • 20 USD nếu xin visa đi dưới 90 ngày
  • 50 USD nêu xin visa đi một lần trên 90 ngày
  • 60 USD nếu xin visa đi 2 lần liên tiếp trong 6 tháng
  • 80 USD nếu xin visa đi nhiều lần

6.2. Phí dịch vụ nộp cho Trung tâm: 390.000 VND/ bộ (chỉ nhận thanh toán bằng tiền mặt)

Nếu có nhu cầu sử dụng các loại dịch vụ khác khi nộp hồ sơ tại Trung tâm bạn sẽ phải trả thêm phí như:

Dịch vụ bưu gửi: Gửi trả – nhận kết quả tại nhà bằng đường bưu điện:

  • Nội thành: 60.000 VND (gửi trong 1 ngày làm việc)
  • Ngoại thành: 80.000 VND (gửi trong 3 ngày làm việc)

Thông tin liên hệ:

⛩️Công ty TNHH TM DV 

#VBUKINTERNATIONAL

☎️ Hotline: 0909905204 – 039 3737 490 – 0963557509 – 0707602043

???? Địa chỉ 1:  80/8 Nguyễn Trãi , P3, Q5

???? Địa chỉ 2: 28A NB2, KP1 , P.Phú Tân, TP Thủ Dầu 1, Bình Dương

 

VISA NEW ZEALAND VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

VISA NEW ZEALAND

New Zealand là một quốc đảo xinh đẹp nằm ở Nam Thái Bình Dương với khí hậu ôn hòa và nhiều cảnh sắc thiên nhiên đặc sắc. Được mệnh danh là vùng đất của những đám mây trắng dài, New Zealand sở hữu cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ cùng hệ sinh thái đa dạng. Đất nước này thu hút du khách bởi những ngọn núi cao, những vịnh hẹp tuyệt đẹp cùng những bãi biển cát trắng trải dài và những cánh đồng hoa rực rỡ. Đây là điểm đến lý tưởng cho những ai ưa khám phá, thích sự thoáng đãng, trong lành và mát mẻ. Với sự hội nhập và mở rộng quan hệ ngoại giao giữa các nước, việc đặt chân đến New Zealand không còn là điều xa xôi nữa. Tuy nhiên, bạn phải cần chuẩn bị visa để có thể lên đường tận hưởng những khoảnh khắc tuyệt vời tại xứ sở kiwi này. Với New Zealand, mọi công dân Việt Nam đều có thể xin visa để nhập cảnh vào quốc gia này nếu đáp ứng đủ các yêu cầu về mặt giấy tờ hồ sơ.

  1. Các loại visa New Zealand

Phân loại theo số lần nhập cảnh

Nếu phân theo số lần nhập cảnh, visa New Zealand sẽ gồm:

  • Single Entry Visa – Visa nhập cảnh 1 lần: Đây là loại visa cho phép bạn nhập cảnh 1 lần duy nhất vào New Zealand trong thời hạn visa có hiệu lực
  • Multiple Entry Visa – Visa nhập cảnh nhiều lần: Đây là loại visa cho phép bạn nhập cảnh nhiều lần vào New Zealand trong thời hạn visa có hiệu lực

Phân loại theo mục đích nhập cảnh

  • Visitor visa: Đây là loại visa phổ biến nhất dành cho các công dân nước ngoài có nhu cầu nhập cảnh vào New Zealand với mục đích: Du lịch, thăm bạn bè, thăm gia đình, học tập tối đa 3 tháng và phỏng vấn việc làm. Visa du lịch cho phép người sở hữu nhập cảnh 1 lần hoặc nhiều lần trong thời hạn nhất định.

Nếu nhập cảnh 1 lần thì visa này có thời hạn hiệu lực là 3 tháng, nhập cảnh nhiều lần thì có thời hạn hiệu lực là 6 tháng.

  • Visa tạm trú: Đây là loại visa cho phép người sở hữu tiếp tục làm việc học tập tại New Zealand sau khi hết thời hạn hiệu lực của visa trước đó. Visa tạm trú sẽ tự động cấp nếu người sở hữu đủ điều kiện và visa này có thời hạn hiệu lực là 6 tháng.
  • Visa giới hạn: Được cấp khi bạn đang ở New Zealand và đang cần thêm thời gian để rời khỏi quốc gia này hoặc chờ để nộp đơn xin visa giới hạn khác.
  • Visa quá cảnh: Đây là visa cho phép người sở hữu đi qua Sân bay Quốc tế Auckland với tư cách là hành khách quá cảnh – bạn sẽ phải luôn ở trong khu vực quá cảnh của sân bay mà không được đi đâu khác và visa này có thời hạn hiệu lực là 24 giờ.
  • Visa học thuật: Được cấp cho người có nhu cầu nhập cảnh New Zealand với mục đích tham gia giảng dạy, giáo dục, quản lý chuyên môn hoặc nghiên cứu tại một cơ sở đủ điều kiện tại quốc gia này. Visa này có thời hạn hiệu lực là 3 tháng.
  • Visa du lịch công tác: Được cấp cho người có nhu cầu nhập cảnh New Zealand với mục đích công tác, ký kết hợp đồng, đàm phán làm ăn. Visa này cũng có thời hạn hiệu lực là 3 tháng.
  • Visa du học: Loại visa này dành cho đối tượng là các bạn học sinh, sinh viên muốn theo học các chương trình dài hạn như đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, … Thời hạn lưu trú tối đa của visa du học thường là 4 năm. Trong thời gian đó, các bạn du học sinh được ở lại học tập và làm việc tại quốc gia này nhưng đặt dưới sự quản lý của cơ sở đào tạo.
  • Visa định cư: visa New Zealand định cư hiện nay bao gồm: Định cư diện tay nghề, định cư diện đầu tư và định cư diện kinh doanh.
  • Định cư theo diện tay nghề là diện visa New Zealand dành cho các du học sinh nước ngoài đã hoàn thành các chương trình học tại đây. Tất nhiên, trong đó cũng bao gồm du học sinh đến từ Việt Nam.
  • Visa New Zealand diện đầu tư dành cho công dân phải nằm trong khoảng từ 65 tuổi trở xuống. Đương đơn phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trong việc trực tiếp quản lý một doanh nghiệp. Doanh nghiệp đó phải sở hữu ít nhất 5 nhân viên. Nhà đầu tư nước ngoài phải đảm bảo việc đầu tư tối thiểu khoảng 1,5 triệu NZD vào New Zealand trong vòng 4 năm. Ngoài ra, công dân đã sinh sống và làm việc tại New Zealand ít nhất khoảng 146 ngày trong 1 năm, trong vòng 3 năm liên tục.
  • Định cư diện kinh doanh: Đây là một trong số các loại visa New Zealand không quá phổ biến. Lý do chính là vì để được cấp visa định cư thuộc diện kinh doanh thì công dân phải đảm bảo các tiêu chí khá cao như: Công dân phải có tài sản trên 5 tỷ VND. Bạn cũng phải chứng minh được tài sản với Đại sứ quán/ Tổng lãnh sự quán New Zealand rằng đó là tài sản hợp pháp. Cá nhân đó phải sở hữu 1 doanh nghiệp, hoặc phải là cổ đông lớn của một công ty tại Việt Nam. Các bạn cũng có thể đầu tư một số tiền lớn hoặc mua cổ phần của một doanh nghiệp đang kinh doanh tại New Zealand.

2. Thủ tục xin visa New Zealand

Hồ sơ xin visa New Zealand dành cho tất cả các đương đơn

  • Hộ chiếu còn hạn 6 tháng có chữ ký (bắt buộc) và hộ chiếu cũ (nếu có)
  • 02 ảnh 4cm x 6cm chụp trong vòng 6 tháng
  • Sao y công chứng Giấy khai sinh
  • Sao y công chứng Chứng minh nhân dân
  • Sao y công chứng tất cả các trang Sổ hộ khẩu hiện tại
  • Bản gốc Sơ yếu lý lịch (nêu rõ các chi tiết liên quan đến trình độ học vấn và quá trình công tác) của bạn do chính quyền địa phương hoặc cơ quan nơi bạn đang công tác xác nhận (Sơ yếu lý lịch không quá 6 tháng).
  • Giấy đăng ký kết hôn hoặc ly hôn

Hồ Sơ Chứng Minh Công Việc

  • Đối với chủ doanh nghiệp
  • Bản sao có dấu công chứng đăng ký kinh doanh của công ty.
  • Bản photo công chứng các báo cáo tài chính và hóa đơn nộp thuế 3 tháng gần nhất.
  • Đối với công nhân viên chức
  • Bản sao công chứng Quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động, quyết định bổ nhiệm chức vụ (nếu có).
  • Bảng xác nhận mức lương 3 tháng gần nhất.
  • Bản gốc đơn xin nghỉ phép đi du lịch hoặc quyết định cho phép nghỉ đi du lịch, phải có dấu và chữ ký của người quản lý cao nhất.
  • Đối với người nghỉ hưu
  • Bản sao công chứng Quyết định nghỉ hưu
  • Bảo sao sổ hưu trí, sổ lương hưu

Hồ Sơ Chứng Minh Tài Chính

  • Đơn bảo lãnh tài chính Sponsorship Form for Temporary Entry
  • Xác nhận số dư Sổ tiết kiệm tính gộp khoảng trên $10,000, sở hữu cổ phiếu, sao kê giao dịch thẻ tín dụng có số dư cuối kỳ gần ngày nộp càng nhiều càng tốt.
  • Sao kê tài khoản ngân hàng 3 tháng gần nhất
  • Giấy tờ nhà đất, bất động sản
  • Bằng chứng về các khoản tài chính khác

Visa du lịch cần bổ sung

  • Lịch trình chuyến đi: Lịch trình du lịch rõ ràng, chi tiết tại New Zealand (ngày đến, ngày dự định quay về, các điểm tham quan dự định ghé thăm, …).
  • Xác nhận đặt vé máy bay khứ hồi, đặt phòng khách sạn tại New Zealand.

Visa thăm thân cần bổ sung

  • Thư mời
  • Form bảo lãnh tài chính INZ 1025 nếu người mời bảo lãnh tài chính
  • Passport của người mời
  • Chứng minh tài chính của người mời: Xác nhận công việc, sao kê 3 tháng gần nhất (nếu người mời chi trả)
  • Giấy tờ chứng minh mối quan hệ
  • Đơn xin nghỉ phép

Visa công tác cần bổ sung

  • Thư mời
  • Quyết định cử đi công tác
  • Lịch trình công tác
  • Giấy đăng ký kinh doanh công ty của đương đơn và bảng đóng thuế 3 tháng gần nhất 
  • Giấy tờ chứng minh mối quan hệ 2 bên công ty
  • Vé tham gia trade fair/workshop

Nếu đương đơn nhỏ hơn 18 tuổi cần nộp thêm:

  • Giấy đồng ý của bố mẹ đi du lịch 1 mình 
  • Photo hộ chiếu của bố mẹ 
  • Chứng minh thư nhân dân/ Căn cước công dân của bố mẹ
  • Bản sao công chứng giấy khai sinh.
  • Bản gốc sơ yếu lý lịch được xác nhận bởi chính quyền địa phương và có dấu giáp lai ảnh.
  • Bản sao công chứng chứng minh thư nhân dân (nếu có).
  • Thẻ học sinh, sinh viên hoặc giấy xác nhận của nhà trường (ghi rõ tên trường, địa chỉ, số điện thoại, đang tham gia ngành học gì, đã học tại trường được bao lâu) + Giấy đồng ý của nhà trường cho nghỉ đi du lịch (nếu không trong thời gian nghỉ hè).

3. Nộp hồ sơ xin visa New Zealand

Có 2 cách để nộp hồ sơ xin visa New Zealand:

►Nộp trực tiếp tại VFS Global 

Công dân Việt Nam muốn đến du lịch, học tập và làm việc tạm thời tại New Zealand sẽ được Bộ di trú New Zealand xử lý và duyệt hồ sơ trực tiếp tuy nhiên hồ sơ phải được nộp tại VFS Global – Trung tâm tiếp nhận thị thực được ủy quyền chính thức. Đại sứ quán New Zealand tại Hà Nội và Tổng lãnh sự quán New Zealand tại TP Hồ Chí Minh không tiếp nhận hồ sơ và xét duyệt visa nhập cảnh vào quốc gia này.

Hiện trung tâm tiếp nhận thị thực New Zealand – VFS Global chỉ có 1 địa chỉ duy nhất ở TP Hồ Chí Minh. Địa chỉ: Tòa nhà Resco, Lầu 5, 94 – 96, Nguyễn Du, Phường Bến Nghé, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh.

►Nộp đơn xin visa online

Nếu bạn ở xa trung tâm tiếp nhận thị thực VFS Global hoặc đơn giản bạn muốn nộp hồ sơ online thay vì hồ sơ giấy có thể tham khảo hình thức nộp đơn xin visa online. Với hình thức này bạn chỉ cần truy cập https://www.immigration.govt.nz/, đăng ký tài khoản, điền đầy đủ thông tin được yêu cầu, gửi hộ chiếu vào VFS Global TP Hồ Chí Minh và chờ kết quả visa.

4. Thời gian xin visa New Zealand

Theo thông tin từ Lãnh sự quán thì thời gian xét duyệt Visa New Zealand trung bình là 26 ngày làm việc. Có thể nhanh hơn nếu hồ sơ của bạn đầy đủ và không có vấn đề gì lớn. Và thông thường để có được Visa New Zealand tự túc thì mất khoảng từ 4 – 6 tuần. Đối với những trường hợp gửi qua đường bưu điện: VFS New Zealand sẽ chịu trách nhiệm gửi hộ chiếu về địa chỉ như đã đăng ký, kết quả có thể là visa dán hoặc visa điện tử được gửi qua mail sau đó.

5. Lệ phí 

Phí xin visa New Zealand sẽ gồm:

►Lệ phí chính phủ

  • Visitor visa: 246 NZD ~ 3.535.000 VNĐ (trong đó 211 NZD là phí thị thực, 35 NZD là thuế du lịch và phí bảo tồn cho du khách quốc tế)
  • Visa tạm trú: Miễn phí
  • Visa giới hạn: 375 NZD ~ 5.388.000 VNĐ
  • Visa quá cảnh: 180 NZD ~ 2.586.000 VNĐ
  • Visa học thuật: 211 NZD ~ 3.032.000 VNĐ
  • Visa du lịch công tác: 211 NZD ~ 3.032.000 VNĐ

►Phí dịch vụ nộp cho VFS Global 

Phí nộp hồ sơ giấy: 730.000 VNĐ/ hồ sơ

Phí nộp hộ chiếu dành cho hồ sơ trực tuyến: 545.000 VNĐ/ hồ sơ

Bạn có thể thanh toán lệ phí và phí dịch vụ bằng cách:

  • Thanh toán trực tiếp
  • Tiền mặt
  • Thẻ ghi nợ/ Thẻ tín dụng (Chỉ dùng thẻ Master/ Visa)
  • Chuyển khoản

Thông tin liên hệ:

⛩️Công ty TNHH TM DV 

#VBUKINTERNATIONAL

☎️ Hotline: 0909905204 – 039 3737 490 – 0963557509 – 0707602043

???? Địa chỉ 1:  80/8 Nguyễn Trãi, P3, Q5

???? Địa chỉ 2: 28A NB2, KP1, P. Phú Tân, TP Thủ Dầu 1, Bình Dương

VISA NHẬT BẢN VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

VISA NHẬT BẢN

Nhật Bản được mệnh danh là “Đất nước mặt trời mọc” hay còn gọi là “Xứ sở hoa anh đào”, từ lâu đã được biết đến là địa điểm du lịch trong mơ của nhiều người. Với cảnh sắc thơ mộng, trong trẻo, nhẹ nhàng cùng hòa quyện với vẻ đẹp của kiến trúc cổ kính, truyền thống xen với hiện đại. Du lịch Nhật Bản là một cách để bạn trải nghiệm được lịch sử, văn hóa và sự phát triển văn minh của đất nước và con người Nhật Bản. Tuy nhiên, Nhật Bản cũng là đất nước làm việc rất quy tắc trong quá trình cấp visa nhập cảnh cho công dân nước ngoài. Nhưng đừng lo lắng, Nhật Bản vẫn luôn tạo điều kiện với những công dân xin visa với mục đích chính đáng và không giả mạo giấy tờ. Vì thế để tăng tỷ lệ đậu, bạn cần nắm rõ các điều kiện cũng như thủ tục xin visa Nhật Bản thông qua bài viết dưới đây!

  1. Các loại Visa Nhật Bản

Visa Nhật Bản có phân thành 2 loại, đó là: Số lần nhập cảnh và Mục đích chuyến đi.

Đầu tiên, nếu dựa trên số lần nhập cảnh, thì visa Nhật Bản hiện nay có 3 loại là:

+ Visa nhập cảnh 1 lần, đây là visa có thời hạn hiệu lực trong vòng 3 tháng và được lưu trú từ 15 ngày trở lên và giới hạn trong 90 ngày.

+ Visa nhập cảnh 2 lần, visa này có thời hạn hiệu lực trong 6 tháng (đối với visa quá cảnh – transit là 4 tháng) và được lưu trú từ 15 ngày trở lên (Mỗi lần lưu trú ngắn hạn, giới hạn trong 90 ngày).

+ Visa nhập cảnh nhiều lần, có thời hạn hiệu lực từ 1 năm, 3 năm, 5 năm hoặc 10 năm (dựa theo mục đích sang Nhật) và cũng có thời gian lưu trú từ 15 ngày trở lên (Mỗi lần lưu trú ngắn hạn, giới hạn trong 90 ngày). Trong visa nhập cảnh nhiều lần này lại gồm 2 loại là:

  • Visa nhiều lần phổ thông (dành cho mục đích thăm thân, du lịch, quá cảnh) 
  • Visa nhiều lần thương mại (dành cho mục đích thương mại ngắn hạn, giao lưu học tập) 

Lưu ý: Với visa nhiều lần, hiệu lực và thời hạn lưu trú sẽ do Đại sứ quán quyết định.

Thứ hai, nếu chia theo mục đích chuyến đi thì visa Nhật Bản lại gồm 6 loại phổ biến:

Visa du lịch, visa này có số lần nhập cảnh là 1 lần, 2 lần hoặc nhiều lần, có thời hạn hiệu lực tối đa là 5 năm và thời gian lưu trú là 15 đến 30 ngày.

Visa thăm thân, visa này có số lần nhập cảnh là 1 lần, 2 lần hoặc nhiều lần, có thời hạn hiệu lực tối đa là 5 năm và thời gian lưu trú là 15 đến 30 ngày.

Visa thương mại, visa này dành cho đối tượng là người sang Nhật mục đích thương mại, nhà văn hóa – nhà trí thức và có số lần là 1 lần, 2 lần hoặc nhiều lần, có thời hạn hiệu lực là tối đa 10 năm và thời gian lưu trú là 90 ngày. 

Visa quá cảnh – transit, visa này chỉ có thể nhập cảnh 1 lần, có thời hạn hiệu lực tối đa là 15 ngày và có thời gian lưu trú là trong vòng 72 giờ.

Visa du học, visa này có số lần nhập cảnh là 1 lần, 2 lần hoặc nhiều lần, thời hạn hiệu lực là vô thời hạn (tùy từng trường hợp) và thời gian lưu trú tối đa là 6 năm.

Visa lao động, visa này có số lần nhập cảnh là 1 lần, 2 lần hoặc nhiều lần, thời hạn hiệu lực là vô thời hạn (tùy từng trường hợp) và thời gian lưu trú tối đa là 5 năm.

Visa lưu trú y tế, là loại visa nhiều lần tùy từng trường hợp, có thời hạn hiệu lực tối đa là 3 năm và có thời hạn lưu trú là 15 ngày – 30 ngày – 90 ngày, 6 tháng hoặc 1năm. Tuy nhiên loại visa, thời hạn hiệu lực và thời hạn lưu trú sẽ được xem xét dựa theo các thông tin như tình trạng bệnh của bệnh nhân người nước ngoài. 

  1. Thủ tục xin visa Nhật Bản

2.1. Thủ tục xin visa du lịch Nhật Bản

  1. Hộ chiếu gốc còn ít nhất 6 tháng + hộ chiếu cũ (nếu có)
  2. Tờ khai xin visa (dán sẵn ảnh thẻ 4.5cm×3.5cm)

Phần cuối cùng của tờ khai xin visa, người xin visa chính chủ phải ký tên trùng với chữ ký trên hộ chiếu. Mặt sau ảnh phải ghi rõ họ tên. Hồ sơ sẽ không được tiếp nhận nếu có chỉnh sửa ảnh.

  1. (Trường hợp xin visa theo nhóm) Tài liệu chứng minh mối quan hệ giữa những người xin visa với nhau

– Quan hệ họ hàng: Giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn… giấy tờ do cơ quan nhà nước cấp

– Quan hệ bạn bè: Ảnh chụp chung (nhìn rõ mặt, không đeo kính hoặc đội mũ)

– Giấy tờ khác: có thể chứng minh mối quan hệ  

Nếu nhóm trên 3 người cần xin visa thì bạn cần bổ sung giấy giải thích mối quan hệ theo sơ đồ. Trước khi nộp tờ khai phải làm rõ mối quan hệ của tất cả những người xin visa.

  1. Tài liệu chứng minh khả năng chi trả chi phí cho chuyến du lịch Nhật Bản, bao gồm:
  • Sao kê tài khoản nhận các khoản tiền lương trong 6 tháng gần nhất.
  • Giấy chứng nhận tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn.
  • Giấy chứng nhận thu nhập được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Lưu ý: Nộp giấy sao kê tài khoản nhận các khoản tiền lương trong khoảng thời gian dài nhất có thể. Đánh dấu những khoản tiền lương trong sao kê để dễ nhận biết.

  1. Giấy tờ xác nhận đặt vé máy bay hoặc hành trình di chuyển.
  • Vé tàu cũng được chấp nhận.
  • Khuyến cáo không được mua vé khi chưa nhận được visa.
  • Hành trình là bản in “hành trình bay” trong đó có ghi thông tin ngày xuất phát/đến nơi, thời gian, họ tên, địa điểm xuất phát/đến nơi.
  1. Lịch trình dự định cho chuyến đi.
  • Bắt buộc điền ngày xuất cảnh, ngày về nước.
  • Bắt buộc điền tên chuyến bay cùng sân bay xuất – nhập cảnh nếu đã có quyết định chính thức.
  • Lịch trình viết chi tiết theo từng ngày (địa điểm, hoạt động).
  • Điền nơi nghỉ ngơi cụ thể (tên khách sạn, địa chỉ, số điện thoại liên lạc).
  • Nếu lịch trình di chuyển gồm nhiều người cùng nhóm thì cần chứng minh mối quan hệ.

2.2. Thủ tục xin visa thăm thân Nhật Bản

 Tài liệu người xin visa chuẩn bị:

  1. Hộ chiếu (Kèm theo bản photo trang thông tin nhân thân)
  2. Tờ khai xin visa (dán sẵn ảnh thẻ 4.5cm×3.5cm)

Phần cuối cùng của tờ khai xin visa, người xin visa chính chủ phải ký giống trùng với chữ ký trên hộ chiếu. Mặt sau ảnh phải ghi rõ họ tên. Hồ sơ sẽ không được tiếp nhận nếu có chỉnh sửa ảnh. 

  1. Tài liệu chứng minh mối quan hệ họ hàng với người mời:

– Giấy khai sinh

– Giấy chứng nhận kết hôn v.v.

  1. Tài liệu chứng minh năng lực chi trả kinh phí chuyến đi

– Giấy chứng nhận số dư tiền gửi ngân hàng

– Giấy chứng nhận thu nhập do cơ quan nhà nước cấp v.v.

  1. Giấy tờ xác nhận đặt chỗ máy bay hoặc hành trình

– Vé tàu cũng được chấp nhận.

– Khuyến cáo không được mua vé khi chưa nhận được visa.

– Hành trình là bản in “hành trình bay” trong đó có ghi thông tin ngày xuất phát/đến nơi, thời gian, họ tên, địa điểm xuất phát/đến nơi.

Tài liệu phía mời bên Nhật chuẩn bị:

  1. Giấy lý do mời

Trong phần mục đích nhập cảnh, không chỉ ghi chung chung là “thăm thân” mà hãy ghi hoạt động cụ thể tại Nhật Bản. Trường hợp có từ 2 người trở lên đồng thời xin visa, hãy kèm theo danh sách người xin visa.

  1. Trong trường hợp cần Bản sao sổ hộ khẩu:
  • Trường hợp người mời là người Nhật
  • Trường hợp vợ/ chồng của người mời là người Nhật
  1. Lịch trình

Phía mời bên Nhật bắt buộc phải làm tài liệu này. Nếu Đại sứ quán nhận định là phía người xin visa làm tài liệu này sẽ từ chối cấp visa.

Bắt buộc phải điền ngày nhập cảnh, ngày xuất cảnh Nhật Bản. Bắt buộc điền tên chuyến bay và sân bay xuất nhập cảnh nếu đã quyết định.

Lịch trình cần viết theo từng ngày. Không chỉ ghi tên thành phố chung chung như “Tokyo”, “Kyoto” mà cần ghi cụ thể địa điểm và nội dung hoạt động thực tế. Hãy điền cụ thể nơi sẽ nghỉ lại (trường hợp khách sạn ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại).

Tài liệu phía mời bên Nhật cần chuẩn bị thêm trong trường hợp chi trả kinh phí:

  1. Giấy chứng nhận bảo lãnh

Nếu giấy chứng nhận bảo lãnh bị thiếu bất kỳ một mục nào đó sẽ không được chấp nhận.

  1. Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của phía bảo lãnh 
  • Giấy chứng nhận nộp thuế do chủ tịch thành phố, quận huyện, phường xã cấp (Tài liệu ghi tổng thu nhập gần nhất)
  • Giấy chứng nhận thu nhập do chủ tịch thành phố, quận huyện, phường xã cấp (Tài liệu ghi tổng thu nhập gần nhất)
  • Giấy chứng nhận nộp thuế do sở thuế cấp (Mẫu số 2 Giấy Chứng nhận có ghi số tiền thu nhập chịu thuế – 様式その2 所得金額の証明)
  • Bản sao giấy đăng ký nộp thuế (bản có đóng dấu thụ lý của sở thuế). Trường hợp nộp thuế trực tuyến thì dùng bản “Thông báo thụ lý” và bản “Đăng ký nộp thuế”
  • (Cũng có trường hợp Đại sứ quán yêu cầu) Giấy chứng nhận số dư tài khoản ngân hàng
  • Giấy chứng nhận nguồn thu nhập không được chấp nhận.
  • Thủ tục xin visa quá cảnh tại Nhật Bản
  1. Hộ chiếu
  2. Tờ khai xin visa (dán sẵn ảnh thẻ 4.5cm×3.5cm)

Phần cuối cùng của tờ khai xin visa, người xin visa chính chủ phải ký giống với chữ ký trên hộ chiếu. Mặt sau ảnh phải ghi rõ họ tên. Hồ sơ sẽ không được tiếp nhận nếu có chỉnh sửa ảnh.

  1. Vé máy bay, vé tàu

Vé chứng minh việc quá cảnh qua Nhật Bản rồi nhập cảnh vào nước đến. Có thể yêu cầu trình nộp lịch trình để xác nhận số lần, số ngày quá cảnh vào Nhật.

  1. Bản photocopy visa hoặc tài liệu chứng minh việc tái nhập cảnh vào nước đến

Hãy nộp giấy phép được quay trở lại nước – khu vực nếu nơi đó cần giấy phép.

  • Thủ tục xin visa công tác tại Nhật Bản

Tài liệu người xin visa chuẩn bị:

  1. Hộ chiếu
  2. Tờ khai xin visa (dán sẵn ảnh thẻ 4.5cm×3.5cm)

Phần cuối cùng của tờ khai xin visa, người xin visa chính chủ phải ký giống với chữ ký trên hộ chiếu. Mặt sau ảnh phải ghi rõ họ tên. Hồ sơ sẽ không được tiếp nhận nếu có chỉnh sửa ảnh. Hồ sơ cần xử lý trên máy, đề nghị không dập ghim.

  1. Giấy xác nhận đang công tác

Ghi rõ thời gian, vị trí công tác và mức lương. Cần làm bằng tiếng Anh hoặc tiếng Nhật. Có thể tổng hợp thành một bộ giấy tờ cùng với “tài liệu chứng minh năng lực chi trả kinh phí chuyến đi” (quyết định cử đi công tác hoặc giấy phái cử v.v.) nêu ở phía dưới.

  1. Tài liệu chứng minh năng lực chi trả kinh phí chuyến đi
  • Quyết định cử đi công tác của cơ quan trực thuộc
  • Giấy phái cử
  • Văn bản tương đương

Cần làm bằng tiếng Anh hoặc tiếng Nhật. Có thể tổng hợp thành một bộ giấy tờ cùng với “giấy xác nhận đang công tác”.

  1. Giấy tờ xác nhận đặt chỗ máy bay hoặc hành trình
  • Vé tàu cũng được chấp nhận.
  • Khuyến cáo không được mua vé khi chưa nhận được visa.
  • Hành trình là bản in “hành trình bay” trong đó có ghi thông tin ngày xuất phát/đến nơi, thời gian, họ tên, địa điểm xuất phát/đến nơi.

Tài liệu phía mời bên Nhật chuẩn bị:

  1. Giấy lý do mời
  • Trong phần mục đích nhập cảnh, không ghi chung chung “trao đổi ý kiến” mà hãy ghi hoạt động cụ thể tại Nhật Bản. 
  • Trường hợp có từ 2 người trở lên đồng thời xin visa, hãy kèm theo danh sách người xin visa. Nếu trình nộp tài liệu như hợp đồng ký kết giữa công ty với nhau hoặc văn bản hội nghị, giấy tờ ghi nội dung giao dịch cũng có thể được chấp nhận.
  1. Lịch trình dự định
  • Phía mời bên Nhật bắt buộc phải làm tài liệu này. Nếu Đại sứ quán nhận định là phía người xin visa làm tài liệu này sẽ từ chối cấp visa.
  • Bắt buộc phải điền ngày nhập cảnh, ngày về nước. Bắt buộc điền tên chuyến bay và sân bay xuất nhập cảnh nếu đã dự định.
  • Lịch trình cần viết theo từng ngày nhưng nếu có hoạt động tiến hành liên tục trong nhiều ngày thì mục ngày tháng năm có thể ghi “từ ngày tháng năm… đến ngày tháng năm…”.
  • Về dự định ngày cuối tuần không ghi chung chung “ngày nghỉ”, “hoạt động tự do” mà hãy ghi đầy đủ nơi đến thăm, nội dung hoạt động cụ thể v.v. Hãy điền cụ thể nơi sẽ nghỉ lại (nếu là khách sạn ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại).

Tài liệu phía mời bên Nhật cần chuẩn bị thêm trong trường hợp chi trả kinh phí:

  1. Giấy chứng nhận bảo lãnh

Nếu giấy chứng nhận bảo lãnh bị thiếu bất kỳ một mục nào đó sẽ không được chấp nhận.

  1. Tài liệu giải thích khái quát công ty, tổ chức bên Nhật
  • Bản sao đăng ký pháp nhân
  • Giấy giới thiệu khái quát về công ty, tổ chức (nếu chưa đăng ký pháp nhân)
  • Xác nhận đang công tác (trường hợp cá nhân giáo sư đại học mời)

Trường hợp phía mời bên Nhật đã niêm yết sàn chứng khoán, có thể thay các giấy tờ nêu trên bằng bản copy báo cáo theo quý “shikiho”.

  • Nộp hồ sơ xin visa Nhật Bản

Bạn cần đến đại sứ quán Nhật Bản tại khu vực sinh sống để xin visa du lịch Nhật Bản. Vì thế, sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để xin visa Nhật Bản, bạn sẽ nộp hồ sơ tại 1 trong 3 địa chỉ sau:

– Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội: 27 Liễu Giai, Quận Ba Đình, Hà Nội

Đại sứ quán Nhật Bản tại TP. HCM: 261 Điện Biên Phủ, Quận 3, TP. HCM

– Đại sứ quán Nhật Bản tại Đà Nẵng: Số A17-18-19 đường 2/9, phường Bình Thuận, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

  1. Thời gian xin visa Nhật Bản

Kết quả xét duyệt visa về nguyên tắc sẽ được thông báo sau 7 ngày làm việc tính từ ngày tiếp theo ngày thụ lý hồ sơ xin visa nếu xin trực tiếp tại cửa sổ của Đại sứ quán hoặc Tổng lãnh sự quán và 9 ngày nếu nộp tại VFS Global.

Tùy từng trường hợp mà có thể yêu cầu nộp bổ sung hồ sơ, phỏng vấn người xin cấp visa hay hỏi ý kiến Bộ Ngoại giao Nhật Bản v.v.., có trường hợp cần vài tuần mới thông báo kết quả vì vậy bạn nên nộp hồ sơ xin visa sớm để tránh ảnh hưởng đến chuyến đi của mình. Ngoại trừ các trường hợp nhân đạo liên quan đến tính mạng con người thì Đại sứ quán không đáp ứng việc xin cấp visa sớm.

5.Lệ phí

Nhật Bản là một trong những quốc gia có lệ phí xin visa rẻ và bạn chỉ phải nộp phí khi được cấp visa (trong trường hợp bạn nộp tại Đại sứ Quán hoặc Tổng lãnh sự quán, khi nộp hồ sơ tại các đơn vị nhận ủy thác bạn không được nhận lại phí khi trượt visa).

  • Visa 1 lần: lệ phí 520.000 VNĐ
  • Visa nhiều lần: lệ phí 1.030.000 VNĐ
  • Visa quá cảnh: lệ phí 120.000 VNĐ
  • Kéo dài thời hạn cho phép tái nhập quốc: lệ phí 520.000 VNĐ

Thông tin liên hệ:

⛩️Công ty TNHH TM DV 

#VBUKINTERNATIONAL

☎️ Hotline: 0909905204 – 039 3737 490 – 0963557509 – 0707602043

???? Địa chỉ 1:  80/8 Nguyễn Trãi , P3, Q5

???? Địa chỉ 2: 28A NB2, KP1 , P.Phú Tân, TP Thủ Dầu 1, Bình Dương

THỦ TỤC XIN VISA TRUNG QUỐC

Thủ tục xin Visa Trung Quốc

Trung Quốc là đất nước được biết đến là nơi có nhiều địa điểm tham quan mang đậm dấu ấn văn hóa, lịch sử với các lễ hội độc đáo, phong tục tập quán đa dạng và nền ẩm thực đặc sắc. Nếu lần đầu tiên bạn chuẩn bị sang Trung Quốc du lịch, thì chắc chắn bạn sẽ không khỏi bỡ ngỡ khi tìm kiếm thông tin về visa Trung Quốc. Chắc chắn bạn muốn biết, đi Trung Quốc có cần visa không? Visa Trung Quốc gồm mấy loại? Nộp hồ sơ xin visa Trung Quốc ở đâu? Chuẩn bị hồ sơ, và thủ tục như thế nào? ….. Mà thật ra thủ tục xin visa Trung Quốc cũng không hề khó khăn, chỉ cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ cùng một chút kinh nghiệm xin visa là có ngay “tấm vé thông hành” đưa bạn đến đất nước xinh đẹp này rồi.

  1. Các loại Visa Trung Quốc
    • Visa Trung Quốc theo mục đích nhập cảnh:
  • Visa du lịch: Đây là visa cho phép đương đơn sở hữu nhập cảnh vào Trung Quốc 1 lần duy nhất. Thời gian lưu trú tối đa là 15-30 ngày trong thời hạn 90 ngày.
  • Visa công tác: đây là loại visa cấp cho công dân nước ngoài được mời sang Trung Quốc với mục đích tham gia các hoạt động thương mại, buôn bán. Tùy từng mục đích đương đơn có thể xin visa Trung Quốc 1 lần, 2 lần hoặc nhiều lần nhập cảnh trong thời hạn 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm.
  • Visa thăm thân: có 2 loại visa thăm thân. Một là visa Q, đây là loại thị thực được cấp cho đương đơn là thành viên gia đình của công dân hoặc thường trú nhân Trung Quốc và có nhu cầu nhập cảnh vào quốc gia này để đoàn tụ gia đình, chăm sóc nuôi dưỡng hoặc thăm thân thuần túy. Visa thăm thân diện Q sẽ gồm 2 loại là Visa Q1 và Visa Q2, điểm khác biệt của 2 loại visa này như sau:

+ Visa Q1: Áp dụng cho thành viên trong gia đình như: vợ chồng, cha mẹ, con, anh chị em,… hoặc là người đến Trung Quốc gửi con nhờ nuôi. Thời gian lưu trú là 180 ngày. Hết 180 ngày cần chuyển sang tạm trú/ định trú vĩnh viễn để ở lại lâu hơn.

+ Visa Q2: Áp dụng cho Thành viên trong gia đình: vợ chồng, cha mẹ, con, anh chị em, ông bà nội, ông bà ngoại,… Thời gian lưu trú tối đa là 180 ngày.

Hai là visa S. Khác với visa Q, visa S là loại thị thực được cấp cho đương đơn là thành viên gia đình của người nước ngoài đang làm việc hoặc học tập tại Trung Quốc hoặc lý do riêng tư khác. Visa thăm thân diện S cũng sẽ gồm 2 loại là visa S1 và visa S2, sự khác biệt của 2 loại visa này đó là:

+ Visa S1: Dành cho vợ/ chồng, cha mẹ, con dưới 18 tuổi hoặc cha mẹ của vợ/chồng. Có thời gian lưu trú trên 180 ngày.

+Visa S2: Dành cho vợ/ chồng, cha mẹ, con, anh chị em, ông bà nội, ông bà ngoại, cháu nội, cháu ngoại và cha mẹ của vợ hoặc chồng, vợ / chồng của con. Có thời gian lưu trú không quá 180 ngày.

  • Visa du học: Visa du học Trung Quốc hay còn gọi là visa X là loại thị thực cấp cho sinh viên nước ngoài có nhu cầu nhập cảnh vào quốc gia này với mục đích đăng ký học tập, thực tập (ngắn hạn/ dài hạn). Visa X cho phép đương đơn nhập cảnh 1 lần duy nhất, thời gian lưu trú tối đa là 180 ngày trong thời hạn 3 tháng. Visa X gồm 2 loại là visa X1 và visa X2 với các điểm khác biệt như sau:

+ Visa X1: Áp dụng cho những người có nhu cầu học các khóa tiếng Trung 1 năm hoặc chương trình hệ đại học 4 năm, chương trình thạc sĩ 2 năm và tiến sĩ 1 năm. Có thời gian lưu trú tối đa là 180 ngày. Trong 30 ngày đầu nhập cảnh cần làm thủ tục đổi sang giấy phép tạm trú.

+ Visa X2: Áp dụng cho những người tham gia các khóa học để lấy chứng chỉ hay giấy chứng nhận ở các trường đại học, dạy nghề. Có thời gian lưu trú không quá 180 ngày.

  • Visa định cư: Đây là loại visa cho phép người nước ngoài nhập cảnh và lưu trú tại Trung Quốc trên 6 tháng hoặc cư trú vĩnh viễn tại Trung Quốc, được cấp cho các đối tượng người nước ngoài:

+ Định cư theo dạng ở lại sau khi du học hoặc làm việc

+ Kết hôn với người Trung Quốc và đăng ký hộ khẩu tại đây

+ Kết hôn với người nước ngoài định cư tại Trung Quốc

  • Visa quá cảnh: Đây là loại visa dành cho người có chuyến bay tạm dừng tại Trung Quốc với khoảng thời gian từ 24 tiếng trở lên và muốn rời khu vực quá cảnh quy định để ra ngoài thăm thú, visa này có thời hạn 24 tiếng, 72 tiếng và 144 tiếng, bạn có thể lựa chọn dựa trên lịch trình thực tế.
    • Visa Trung Quốc theo số lần nhập cảnh:
  • Visa nhập cảnh 1 lần: là loại visa cho phép bạn nhập cảnh vào Trung Quốc một lần duy nhất
  • Visa nhập cảnh 2 lần: là loại visa cho phép bạn nhập cảnh vào Trung Quốc 2 lần trong thời hạn visa
  • Visa nhập cảnh 6 tháng nhiều lần: là loại visa cho phép bạn nhập cảnh vào Trung Quốc nhiều lần trong thời hạn 6 tháng
  • Visa nhập cảnh 1 năm nhiều lần: là loại visa cho phép bạn nhập cảnh vào Trung Quốc nhiều lần trong thời hạn 1 năm

Chính vì có nhiều loại visa khác nhau nên thủ tục xin visa Trung Quốc cũng vì thế mà yêu cầu nhiều loại giấy tờ, tài liệu khác nhau.

 

  1. Các trường hợp không cần Visa
  • Bạn du lịch tại các khu vực của Trung Quốc cách biên giới Việt Nam ~100km. Trong trường hợp này, bạn sẽ chỉ cần xin Giấy thông hành Trung Quốc.
  • Bạn quá cảnh tại Trung Quốc trong vòng 24 tiếng và không có ý định rời khỏi khu vực quá cảnh tại sân bay. Còn trong các trường hợp quá cảnh khác, bạn cần xin visa quá cảnh Trung Quốc.
  • Bạn có Giấy phép thường trú hoặc Giấy phép cư trú cho người nước ngoài hợp lệ
  • Bạn có thẻ du lịch APEC hợp lệ. Thẻ APEC có giá trị tương đương với thị thực (visa) nhập cảnh nhiều lần trong vòng 5 năm. Người mang thẻ đi lại của doanh nhân APEC cùng với hộ chiếu hợp lệ phù hợp, trong thời gian còn hiệu lực của thẻ được phép nhập cảnh Trung Quốc nhiều lần, thời gian lưu trú của mỗi lần nhập cảnh sẽ kéo dài từ 60 ngày đến 90 ngày.
  1. Thủ tục xin visa Trung Quốc
    • Thủ tục xin visa du lịch Trung Quốc

1.Hộ chiếu gốc còn ít nhất 6 tháng + hộ chiếu cũ (nếu có)

2.2 ảnh chân dung 4×6 (phông nền trắng quốc tế, chụp thẳng, không trùng với hình trên hộ chiếu, thấy rõ trán và 2 lỗ tai)

3.Căn cước công dân sao y công chứng.

4.Hộ khẩu thường trú sao y công chứng.

5.Giấy khai sinh (nếu trẻ em đi cùng)

6.Giấy đăng kí kết hôn (nếu vợ chồng đi cùng)

7.Form khai thông tin cá nhân (có mẫu)

8.Về tài chính: Xác nhận số dư Tài khoản Cá nhân hoặc Xác nhận số dư Sổ tiết kiệm tối thiểu trên 80 triệu có chữ kí và mộc đỏ của Ngân Hàng.

9.Về công việc:

– Chủ Doanh Nghiệp: Đăng kí kinh doanh sao y công chứng

– Nhân viên Công Ty: Xác nhận việc làm/Hợp đồng lao động + Đơn xin nghỉ phép.

  • Mục (8) và (9) chỉ cần 1 trong 2 là được.
  • Visa được cấp 3 tháng nhập cảnh 1 lần, lưu trú tối đa 30 ngày.

Chú ý:

  • Các giấy tờ photo trên 1 mặt A4 không cắt nhỏ.
  • Tất cả giấy tờ công chứng nhà nước nhà nước như phường/xã/quận/huyện mới được chấp nhận.
  • Nếu hộ khẩu bị thu hồi, cung cấp giấy Xác nhận thông tin cư trú (CT07 bản gốc còn hạn) hoặc CT08 bản sao y công chứng (đánh máy không viết tay).
    • Thủ tục xin visa công tác tại Trung Quốc
  1. Hộ chiếu gốc còn ít nhất 6 tháng + hộ chiếu cũ (nếu có)
  2. 2 ảnh chân dung 4×6 (phông nền trắng quốc tế, chụp thẳng, không trùng với hình trên hộ chiếu, thấy rõ trán và 2 lỗ tai).
  3. Căn cước công dân sao y công chứng.
  4. Sổ Hộ khẩu sao y công chứng.
  5. Form khai thông tin cá nhân (có mẫu)
  6. Phía Đối Tác Trung Quốc:

– Đăng kí kinh doanh công ty Trung Quốc.

– Thư mời từ phía Trung Quốc bao gồm: thông tin cá nhân người được mời, thông tin chi tiết bên mời, lịch trình chuyến đi, thời gian đi – về, cuối thư có chữ kí và dấu mộc của bên mời.

  1. Phía Công ty Việt Nam:

– Chủ Doanh Nghiệp là người đi: Đăng kí kinh doanh công ty Việt Nam sao y công chứng.

– Nhân viên là người đi: Đăng kí kinh doanh công ty Việt Nam sao y công chứng + Bản chính Quyết định cử đi công tác.

3.3. Thủ tục xin visa thăm thân Trung Quốc

  1. Hộ chiếu còn thời hạn tối thiểu 6 tháng tính từ ngày nộp đơn và có ít nhất 3 trang trắng liền kề nhau.
  2. Bản photo mặt hộ chiếu, trong đó trang thông tin có kèm ảnh. Ảnh hộ chiếu chụp gần nhất (không quá 6 tháng), kích thước 4x6cm, ảnh màu chụp chính diện, nền nhạt, không đội mũ.
  3. Sổ hộ khẩu bản gốc hoặc giấy xác nhận thông tin cư trú với người từng đi nước ngoài hoặc mang hộ chiếu Việt Nam được cấp từ 1/7/2022 không bị chú nơi sinh.
  4. Đơn xin thị thực, điền hoàn chỉnh tờ khai online, in ra và ký tên.
  5. Phiếu đặt lịch hẹn trực tuyến (bản in ra).
  6. Cung cấp được giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người thân tại Trung Quốc.
  7. Bản photo thị thực Trung Quốc trước đây (nếu có)
  8. Giấy tờ chứng minh mối quan hệ nếu đi cùng người thân:

–    Giấy Đăng ký kết hôn sao y công chứng (nếu đi cùng vợ/chồng)

–    Giấy khai sinh bản sao/sao y công chứng (nếu đi cùng bố/mẹ/anh chị)

  1. Thư mời do con dâu hoặc con rể người Trung Quốc viết. Thư nói rõ mục đích tới Đài Loan, có chữ ký cá nhân và đóng dấu.
    • Thủ tục xin visa xuất khẩu lao động Trung Quốc

1.Hộ chiếu có thời hạn từ 6 tháng trở lên. (Hộ chiếu gốc phải còn trang dán và một bản photo mặt thông tin hộ chiếu).

2.02 ảnh thẻ 4×6 phông nền trắng

3.Sơ yếu lý lịch

4.Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân

5.Giấy khám sức khỏe

6.Giấy đăng ký kết hôn (nếu có)

7.Lý lịch tư pháp

8.Bằng cấp chứng chỉ (nếu có)

9.Đơn xin visa lao động điền đầy đủ thông tin có ký tên.

10.Thư mời: các văn bản hoạt động thương mại của đối tác Trung Quốc hoặc Giấy mời hội chợ giao dịch kinh tế thương mại

4. Nộp hồ sơ xin visa Trung Quốc

Hiện tại Đại sứ quán và Tổng lãnh sự quán Trung Quốc chỉ xét duyệt hồ sơ xin visa Trung Quốc, mọi hồ sơ xin visa Trung Quốc sẽ được tiếp nhận bởi Trung tâm dịch vụ visa Trung Quốc tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh. Do đó, sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để xin visa Trung Quốc, bạn sẽ nộp hồ sơ tại 1 trong 3 địa chỉ sau:

  • Hà Nội: Trung tâm dịch vụ visa Trung Quốc tại Tầng 7, tòa nhà Trường Thịnh, Tràng An Complex, Số 1 đường Phùng Chí Kiên, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy.
  • Đà Nẵng: Trung tâm dịch vụ xin visa Trung Quốc tại Unit B, Tầng 8, tòa nhà Indochina Riverside Towers, 74 Bạch Đằng, quận Hải Châu.
  • HCM: Trung tâm dịch vụ xin visa Trung Quốc tại P1607-1609, Lầu 16, SaiGon Trade Center, 37 Đường Tôn Đức Thắng, Bến Nghé, quận 1.

Tại Trung tâm visa, bạn sẽ thực hiện lần lượt các bước, bao gồm: nộp hồ sơ, lập dữ liệu sinh trắc học (chụp ảnh, lấy vân tay) và nộp lệ phí. Việc lấy sinh trắc là bắt buộc nên không thể nhờ người khác đến nộp hộ.

  1. Thời gian xin visa Trung Quốc

Sau khi nộp hồ sơ và lệ phí, bạn sẽ nhận được giấy hẹn lấy kết quả. Có thể lựa chọn gửi về tận nhà. Thời gian có kết quả thường sẽ kéo dài 5 – 7 ngày làm việc không tính thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ kể từ khi nộp hồ sơ. Bạn cũng có thể lên website để theo dõi quá trình xin visa. Khi website báo “Hồ sơ có thể lấy về”, bạn đến Trung tâm visa nhận kết quả.

  1. Lệ phí

Hiện nay, Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam thông báo giảm lệ phí xin visa 25% cho tất cả các loại thị thực cấp từ Việt Nam từ này 11/12/2023. Điều này có nghĩa công dân Việt Nam và người nước ngoài tại Việt Nam sẽ dễ dàng đạt được visa Trung Quốc với mức phí thấp hơn. Tuy nhiên, chỉ giảm với lệ phí visa Trung Quốc của Đại sứ quán (chi trả theo tiền USD Đô la Mỹ), lệ phí trung tâm visa tiền Việt (690.000) vẫn giữ nguyên. Lệ phí làm visa nhanh 2-3 ngày vẫn giữ nguyên như mức cũ. Mặt khác, hiện tại Đại sứ quán chỉ giải quyết các trường hợp làm nhanh trong trường hợp nhân đạo.

Thay đổi về lệ phí sẽ áp dụng cho hầu hết các loại visa, dưới đây là mức giảm phí xin visa đáng chú ý:

+ Visa loại 1 lần: lệ phí 60 USD giảm còn 45 USD

+ Visa loại 2 lần: lệ phí 90 USD giảm còn 70 USD

+ Visa 6 tháng nhiều lần: lệ phí 120 USD giảm còn 90 USD

+ Visa 1 năm nhiều lần: lệ phí 180 USD giảm còn 135 USD

_____________________________________________________________________

Thông tin liên hệ:

⛩️ Công ty TNHH TM DV #VBUKINTERNATIONAL

☎️ Hotline: 0909905204 – 039 3737 490 – 0963557509 – 0707602043

Địa chỉ 1: 80/8 Nguyễn Trãi , Phường 3, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ 2: 28A NB2, KP1 , Phường Phú Tân, Thành phố Thủ Dầu 1, Tỉnh Bình Dương

HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÍ TÀI KHOẢN ĐỊNH DANH ĐIỆN TỬ MỨC 2 ĐỐI VỚI CÔNG DÂN VIỆT NAM

ĐĂNG KÍ TÀI KHOẢN ĐỊNH DANH ĐIỆN TỬ MỨC 2 ĐỐI VỚI CÔNG DÂN VIỆT NAM

Tài khoản định danh điện tử mức 2 có giá trị xác thực với cá nhân cao hơn trong các giao dịch và khi xuất trình. Vậy cách đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2 như thế nào? Các thông tin liên quan sẽ được cung cấp tới bạn đọc qua bài viết dưới đây.

 

I. TẠI SAO CẦN PHẢI ĐĂNG KÍ ĐỊNH DANH ĐIỆN TỬ MỨC 2?

Tài khoản định danh điện tử là tài khoản chứa các thông tin cá nhân của công dân, được quản lý và xác thực trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia VNeID, do Bộ Công an phát triển. Để phục vụ sử dụng trong những hoạt động yêu cầu tính xác thực cao hơn, công dân cần có tài khoản định danh điện tử cấp độ 2.

II. TÀI KHOẢN ĐỊNH DANH ĐIỆN TỬ MỨC 2 LÀ GÌ ?  

Theo Bộ Công an, tài khoản định danh điện tử là tập hợp gồm tên đăng nhập (là mã số định danh cá nhân của công dân), mật khẩu (được gửi qua tin nhắn SMS cho mỗi cá nhân) hoặc hình thức xác thực khác được tạo lập bởi cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử, biểu thị các thông tin định danh liên quan đến chủ thể nhằm hỗ trợ giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công và các giao dịch khác trên môi trường điện tử; phát triển các tiện ích để phục vụ cơ quan, tổ chức, cá nhân. Tài khoản định danh điện tử được quản lý và xác thực trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia VNeID, do Bộ Công an phát triển.

Tài khoản định danh điện tử mức 2 là tài khoản được tạo lập trong trường hợp thông tin của cá nhân kê khai đã được xác minh bằng ảnh chân dung, hoặc vân tay trùng khớp với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân hoặc Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh. Đồng thời, được tích hợp thêm các giấy tờ như: Giấy phép lái xe, thẻ bảo hiểm y tế, hộ chiếu…Tài khoản định danh điện tử mức 2 là mức độ cao nhất của tài khoản định danh cá nhân.

Theo Điều 7 Nghị định 59/2022/NĐ-CP thì tài khoản định danh điện tử mức độ 2 của cá nhân gồm những thông tin sau:

– Thông tin cá nhân như:

+ Số định danh cá nhân.

+ Họ, chữ đệm và tên.

+ Ngày, tháng, năm sinh.

+ Giới tính.

– Thông tin sinh trắc học như:

+ Ảnh chân dung.

+ Vân tay.

III. NHỮNG TIỆN ÍCH KHI ĐĂNG KÍ ĐỊNH DANH ĐIỆN TỬ MỨC 2

Theo Điều 3 Nghị định 59/2022/NĐ-CP thì tài khoản định danh điện tử là tập hợp gồm tên đăng nhập, mật khẩu hoặc hình thức xác thực khác tạo bởi cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử.

Thông tin được đồng bộ vào tài khoản định danh điện tử sẽ bao gồm các thông tin về thẻ bảo hiểm y tế, chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông, giấy phép lái xe, mã số thuế hoặc giấy tờ khác thuộc lĩnh vực quản lý của các ngành, nghề mà các cơ quan Nhà nước quy định.

Tài khoản định danh điện tử sẽ được xác thực thông tin trên môi trường điện tử. Công dân có thể thay thế CCCD và các loại giấy tờ đã đăng ký tích hợp hiển thị trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia, như giấy phép lái xe, đăng ký xe, bảo hiểm y tế…và có thể sử dụng để đi các chuyến bay nội địa.

Khi công dân sử dụng tài khoản định danh điện tử để thực hiện các giao dịch tài chính, như thanh toán hóa đơn điện và nước, đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, chuyển tiền… người dân sẽ được bảo mật thông tin, tránh bị giả mạo, giúp các giao dịch được an toàn, tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí vì không phải kê khai nhiều loại biểu mẫu, giảm nhiều khâu thủ tục khi thực hiện các giao dịch hành chính công.

IV. HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÍ ĐỊNH DANH ĐIỆN TỬ MỨC 2

  1. THÀNH PHẦN HỒ SƠ:

– Công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân gắn chip điện tử, cung cấp thông tin về số điện thoại hoặc địa chỉ thư điện tử và đề nghị bổ sung thông tin được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử.

– Trường hợp công dân chưa được cấp thẻ Căn cước công dân gắn chip điện tử: công dân chuẩn bị hồ sơ và thực hiện đồng thời thủ tục “Đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2 đối với công dân Việt Nam” cùng với thủ tục về cấp thẻ Căn cước công dân.

  1. THỜI HẠN GIẢI QUYẾT:

Không quá 03 ngày làm việc với trường hợp công dân đã có thẻ Căn cước công dân gắn chip, không quá 07 ngày làm việc với trường hợp công dân chưa có thẻ Căn cước công dân gắn chip.

  1. ĐỐI TƯỢNG:

Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên; đối với công dân Việt Nam là người chưa đủ 14 tuổi hoặc là người được giám hộ được đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của cha, mẹ hoặc người giám hộ.

  1. CÁCH THỨC VÀ TRÌNH TỰ THỰC HIỆN:

4.1 Cách thức thực hiện:

  1. a) Trường hợp bạn chưa có thẻ căn cước công dân gắn chip hoặc đã có nhưng mất, hỏng hoặc có nhu cầu đổi lại thì bạn có thể đến trực tiếp một trong các đơn vị sau (theo nơi thường trú hoặc tạm trú):
  • Đội Cảnh sát Quản lý hành chính và trật tự xã hội – Công an Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố trực thuộc tỉnh/thành phố.
  • Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội – Công an tỉnh/thành phố.
  1. b) Trường hợp bạn đã có thẻ căn cước công dân gắn chip còn hiệu lực sử dụng thì bạn có thể đến trực tiếp một trong các đơn vị sau (không bắt buộc theo nơi thường trú hoặc tạm trú):
  • Đội Cảnh sát Quản lý hành chính và trật tự xã hội – Công an Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố trực thuộc tỉnh/thành phố.
  • Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội – Công an tỉnh/thành phố.
  • Và riêng đối với các thành phố trực thuộc trung ương: Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng và Cần Thơ thì bạn có thể làm thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử Mức 2 tại các đơn vị xã/phường/thị trấn.

4.2 Trình tự thực hiện:

Bước 1: Công dân Việt Nam đến Công an huyện, quận, thành phố, thị xã thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương đề nghị đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2. Khi đi đăng ký tài khoản định danh điện tử Mức 2, bạn cần mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip và các giấy tờ có nhu cầu tích hợp hiển thị lên ứng dụng VNeID như: thẻ Bảo hiểm y tế, Giấy phép lái xe, Đăng ký xe, Thông tin về mã số thuế.

Bước 2: Công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân gắn chip điện tử, cung cấp thông tin về số điện thoại hoặc địa chỉ thư điện tử và đề nghị bổ sung thông tin được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử.

Bước 3: Cán bộ tiếp nhận nhập thông tin công dân cung cấp vào hệ thống định danh và xác thực điện tử; chụp ảnh chân dung, thu nhận vân tay của công dân đến làm thủ tục để xác thực với Cơ sở dữ liệu căn cước công dân và khẳng định sự đồng ý đăng ký tạo lập tài khoản định danh điện tử; in phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả.

Bước 4. Sau khi bạn đã làm thủ tục đăng ký tài khoản định danh điện tử Mức 2. Hồ sơ đăng ký sẽ được các đơn vị chức năng thuộc Bộ Công an xem xét, phê duyệt. Nếu kết quả Đạt, bạn sẽ nhận được tin nhắn SMS gửi đến số điện thoại đã đăng ký. Nội dung tin nhắn mẫu như sau:

Cuc Canh sat QLHC ve TTXH thong bao: Ho so dang ky tai khoan dinh danh dien tu cua cong dan **** da duoc phe duyet. De nghi truy cap ung dung VNeID hoac dia chi https://vneid.gov.vn de kich hoat tai khoan.”

Phần ****: sẽ thể hiện thông tin họ và tên đầy đủ không dấu của bạn.

Bước 5: Kích hoạt tài khoản định danh điện tử và bắt đầu sử dụng ứng dụng với tài khoản định danh điện tử.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của pháp luật).

–  Đối với công dân chưa được cấp thẻ Căn cước công dân gắn chip điện tử: Cơ quan Công an tiến hành cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cùng với cấp thẻ Căn cước công dân.

Theo Nghị định 59/2022/NĐ-CP, kể từ ngày 1/7/2024, các tài khoản định danh điện tử trên Cổng Dịch vụ công quốc gia sử dụng tài khoản định danh điện tử (VNeID) cung cấp để đăng ký, đăng nhập thực hiện dịch vụ công trực tuyến và các tiện ích khác trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Vì vậy, từ ngày 1/7/2024 sắp tới, các tài khoản định danh điện tử được khởi tạo từ Cổng dịch công quốc gia sẽ dừng hoạt động và chỉ sử dụng tài khoản định danh VNeID do Bộ Công an cung cấp để đăng ký làm hộ chiếu online.

Như vậy, những điều mà V-BUK INTERNATIONAL vừa chia sẻ ở trên cũng đã cung cấp thêm thông tin và hướng dẫn bạn đọc cách đăng kí định danh mức 2 hiệu quả nhất. Nếu bạn chưa đăng ký thì hãy sắp xếp thời gian để đến cơ quan Công an thực hiện đăng ký tài khoản định danh điện tử nhé!

_______________________________________________________

⛩️ Công ty TNHH TM DV #VBUKINTERNATIONAL

☎️ Hotline: 0909905204 – 039 3737 490 – 0963557509 – 0707602043

Địa chỉ 1: 80/8 Nguyễn Trãi , Phường 3, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ 2: 28A NB2, KP1 , Phường Phú Tân, Thành phố Thủ Dầu 1, Tỉnh Bình Dương

 

 

 

CÔN ĐẢO

Côn Đảo ngày nay là một hòn đảo xinh đẹp yên bình thuộc Bà Rịa Vũng Tàu. Biển xanh cát trắng đầy nắng của Bãi Đầm Trầu, những di tích về một thời kì đau thương như Dinh Chúa Đảo, nhà tù Phú Hải, chuồng cọp kiểu Pháp, kiểu Mỹ, nghĩa trang Hàng Dương sẽ giúp du khách hiểu hơn về những giá trị lịch sử của đảo, đồng thời là địa điểm tham quan tâm linh khi viếng thăm Miếu Cậu, Miếu Bà Phi Yến, mộ chị Võ Thị Sáu.

  1. NGHĨA TRANG HÀNG DƯƠNG

Nghĩa trang Hàng Dương là nghĩa trang lớn nhất tại Côn Đảo. Đây là nơi chôn cất hàng vạn chiến sĩ cách mạng và người yêu nước Việt Nam với những cái tên tiêu biểu trong sử sách nước nhà như Võ Thị Sáu, Lê Hồng Phong, Cao Văn Ngọc, Nguyễn An Ninh, v.v., kéo dài từ năm 1862 đến năm 1975, trong nhà tù Côn Đảo của chính quyền thuộc địa Pháp, và sau này là chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

Mộ chị Võ Thị Sáu
Mộ chị Võ Thị Sáu

Từ những năm 1862 đến 1975, trải qua nhiều đòn roi tra tấn khốc liệt tại Nhà tù Côn Đảo và sự bạo tàn của cai ngục, những người tù chính trị đã không may qua đời. Trước kia, họ được chôn cất tại Nghĩa Trang Hàng Keo, tuy nhiên sau này khi bên ấy không còn đủ chỗ nữa nên Nghĩa Trang Hàng Dương Côn Đảo đã được xây dựng để phục vụ mục đích cải táng, di dời.

Có diện tích rộng 190.000m2 với bốn khu, bao gồm khu A, khu B, khu C và khu D, nghĩa trang là nơi an nghỉ của các tù nhân trong cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ngày nay, tại nghĩa trang này vẫn còn đó hàng ngàn nấm mộ vô danh như một minh chứng rõ ràng nhất về sự khốc liệt của chiến tranh, sự bạo tàn, độc tài của đế quốc và thực dân đối với dân tộc ta thời kỳ trước. Đến ngày 10/5/2012, Nghĩa Trang Hàng Dương Côn Đảo đã chính thức được công nhận là Di tích Đặc biệt Quốc gia, có giá trị lịch sử to lớn trong cuộc đấu tranh giữ nước bất khuất của dân tộc.

Nghĩa trang Hàng Dương

 

2. THIẾU GIA MIẾU

Thiếu Gia Miếu còn có tên gọi khác là Miếu cậu Hoàng Tử Cải Côn Đảo, cách khu vực trung tâm thị trấn khoảng 4km về phía Bắc. Ngôi miếu này gần Bãi Đầm Trầu Côn Đảo, cách sân bay Cỏ Ống khoảng 800m. Vì thế ngay khi xuống máy bay, trên đường trở về trung tâm thành phố, bạn có thể ghé đến ngôi miếu này dâng hương lên hoàng Tử Cải.

Miếu cậu Hoàng Tử Cải Côn Đảo và câu chuyện mẫu tử bi thương
Tuy miếu hoàng tử Cải khá nhỏ nhưng khuôn viên xung quanh thì khá rộng lớn, có nhiều cây xanh và ghế đá

Truyền thuyết về Bà Phi Yến và Hoàng Tử Cải

“Gió đưa cây Cải về trời

Rau Răm ở lại chịu đời đắng cay”

Đây là câu ca rất quen thuộc với nhiều người, đặc biệt là người dân ở Côn Đảo. Lời ca gắn liền với câu chuyện khá bi thương về ngôi Miếu nhỏ tại Côn Đảo. “Cải” và “Rau răm” được nhắc đến trong câu ca trên chính là bà Phi Yến và Hoàng Tử Cải. Bởi vì bà Hoàng Phi Yến tên tục là Lê Thị Răm và Hoàng tử Hội An tên tục là Hoàng tử Cải.

Lúc bà Phi Yến bị đưa đến hoang đảo, Hoàng tử Cải chỉ mới 5 tuổi nhưng rất thông minh và thương mẹ. Hoàng tử đã cầu xin vua thả mẹ ra và đưa bà đi cùng, nếu không có mẹ hoàng tử sẽ không đi theo. Quá tức giận, Nguyễn Ánh đã ném con trai xuống biển, thi thể của hoàng tử trôi vào làng Cỏ Ống. Thương xót trước số phận của hoàng tử và tấm lòng hiếu thảo của cậu, dân làng đã chôn cất và xây miếu thờ gần bãi Đầm Trầu.

Sau đó, bà Phi Yến được dân làng cứu ra, nhưng bà đã tự kết liễu đời mình năm 24 tuổi vì quá nhớ thương con. Từ đó, người dân tại Côn Đảo truyền lại nhiều câu chuyện khá linh thiêng của hai mẹ con bà Phi Yến, nhiều lần hiển linh giúp dân chúng thoát cảnh lầm than. Do đó miếu Bà Phi Yến và Miếu cậu Hoàng Tử Cải ngày nay vẫn nghi ngút khói hương, là chỗ dựa tinh thần cho người dân tại Côn Đảo.

Những điều thu hút khách tham quan đến Miếu Hoàng Tử Cải

Sự linh thiêng và điềm lành

Người dân tại Côn Đảo kể lại rằng, hoàng tử Cải là người con hiếu thảo và thương người. Cậu luôn mong muốn những điều tốt đẹp đến với người dân. Vì vậy, nếu ai viếng Miếu Cậu Hoàng Tử Cải thành tâm thì sẽ có sức khỏe tốt, bình an, gặp nhiều may mắn, thành công và được Cậu che chở, phù hộ.  Bên cạnh đó, trước Miếu còn có hai con ngựa trắng, người dân tin rằng nếu nam đi 7 vòng và nữ đi 9 vòng quanh ngựa sẽ có thể chữa được bệnh về xương khớp.

Người dân đến viếng thăm Miếu Cậu với mong muốn được phù hộ, may mắn và thành công

Miếu cậu Hoàng Tử Cải Côn Đảo và câu chuyện mẫu tử bi thương 7
Mộ hoàng tử Cải phía sau miếu, được người dân truyền tai về sự linh thiêng, nếu muốn cầu xin điều gì thì nên dâng lễ cả trong miếu và ở mộ

Không gian yên tĩnh, thanh bình

Miếu cậu Hoàng Tử Cải không chỉ là địa điểm du lịch tâm linh ở Côn Đảo mà nơi đây còn sở hữu không gian mát mẻ, yên tĩnh. Khu vực khuôn viên xung quanh miếu trồng rất nhiều cây xanh, những tán cây cổ thụ rợp bóng mát. Ngoài ra, miếu còn được người dân chăm sóc, dọn dẹp hàng ngày nên sạch sẽ, tươm tất.

Ngày giỗ của Hoàng Tử cải rất nhộn nhịp

Vào những ngày thường đến Miếu Cậu Hoàng Tử Cải sẽ khá vắng lặng, du khách có thể dâng hương, vãn cảnh, nghỉ chân. Nhưng đến ngày giỗ Cậu, không khí sẽ rất tưng bừng và nhộn nhịp. Ngày giỗ của Hoàng Tử Cải rơi vào ngày 22 tháng 10 âm lịch hàng năm. Người dân Côn Đảo cùng nhau làm giỗ cho Hoàng tử với mâm lễ đầy đủ đồ ngọt, đồ mặn, hoa, quả…

Nếu đến miếu vào dịp này, du khách nhớ mua ít lễ để dâng lên Cậu, mong cầu điều may mắn và bình an trong cuộc sống. Ngoài ra, bạn cũng có thể cùng người dân chuẩn bị lễ hội, dọn dẹp khuôn viên, nấu ăn…

Miếu cậu Hoàng Tử Cải Côn Đảo và câu chuyện mẫu tử bi thương 8
Người dân đang cùng nhau chuẩn bị cho ngày giỗ của hoàng tử Cải

 

3. TRẠI PHÚ BÌNH

Trại giam Phú Bình nằm trên đường Nguyễn Văn Cừ, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Trại giam được tù nhân đặt cho cái tên là “Chuồng cọp kiểu Mỹ” . Nổi tiếng với các hình thức tra tấn tinh thần và thể xác những người tù yêu nước Việt Nam. Liên hệ đặt vé tour Côn Đảo tại Vbuk International để hiểu rõ về nhà tù Phú Bình bạn nhé.

Trại giam Phú Bình được xây dựng từ năm 1971 đến năm 1973 thường được gọi là Trại 7. Hiệp định Paris được ký kết, nhà tù được đổi tên gọi trại Phú Bình. Tổng diện tích 25.788m2, trong đó có 9.630m2 phòng giam. Được xây dựng hoàn toàn bằng bê tông gồm 384 phòng giam, được chia làm 4 khu lớn: AB, CD, EF, GH. Trong mỗi khu lớn lại chia thành 2 khu nhỏ ví dụ Khu A, Khu B. Mỗi khu nhỏ có 48 phòng chia 2 dãy.

Di tích Trại Phú Bình (Chuồng Cọp Mỹ) – Vé tàu cao tốc Việt Nam

Đây là trại giam được người Mỹ đầu tư thiết kế và xây dựng (hãng thầu RMK). Là nhà tù khắc nghiệt nhất trong giai đoạn cuối cùng cuộc chiến tranh Việt Nam. Mỹ và chính quyền Sài Gòn cũ đã dùng cả yếu tố bất lợi của thiên nhiên để xây dựng nhà tù này nhằm đày ải tù nhân đến mức cùng cực nhất về tinh thần và thể xácBên trên dãy xà lim không có lối đi như Chuồng Cọp Pháp, được lợp mái tôn xi-măng rất thấp. Bên ngoài là bếp, trạm xá, kho, khu nhà ở của đội trật tự và văn phòng của Trưởng trại.

Khác với cách thiết kế, xây dựng của thực dân Pháp (rộng rãi, có hành lang thoáng). Trại Phú Bình nhìn bề ngoài khá bình thường không mấy đặc biệt nhưng vô cùng thực dụng rất đơn giản mà hiệu quả. Thiết kế đánh ngay vào tâm lý con người. (Nhà thiết kế nhà tù tự vỗ ngực tuyên bố, nếu bị giam ở đây chỉ có điên và chết). Người Mỹ xây dựng các khu giống nhau, chiều rộng tối đa giữa các dãy phòng giam chỉ 1m, rất chật chội. Phòng giam nằm sát nhau và không hề có giường và nhà vệ sinh. Đến bệ nằm như của nhà giam Pháp cũng không có, đêm về người tù phải nằm trên nền xi măng lạnh giá ẩm thấp, khí đất xông lên. Mỗi phòng giam chưa đến 5m², chỉ được đặt một thùng gỗ nhỏ cho tù nhân đại, tiểu tiện, có thời điểm mỗi phòng giam từ 8 đến 10 người, các thùng gỗ này đến vài tuần không được cho đổ, phòng giam không khác nào nhà vệ sinh bẩn thỉu hôi thối nhằm tra tấn tinh thần những người tù cộng sản. Ban ngày trời nắng hắt xuống nóng như thiêu như đốt, mùi ô uế xông lên. Trật tự nhà tù thường mở cửa sắt để kiểm tra từng phòng rồi đóng thật mạnh, tiếng kêu “Rầm” dội lên tai nhức óc. Hiện tại vẫn còn dấu tích vết máu trong một số phòng giam.

Trên đây là một số di tích lịch sử nổi tiếng của Côn Đảo, hãy liên hệ Vbuk International ngay để được nhận những ưu đãi và được tư vấn về tour Côn Đảo nhé!

Hộ chiếu Việt Nam đi du lịch những đâu mà không cần xin thị thực?✈️

Hộ chiếu Việt Nam đi du lịch những đâu mà không cần xin thị thực?✈️
Passport (Hộ Chiếu) Việt Nam mở ra cánh cửa cho bạn đến những địa điểm tuyệt vời mà không cần phải lo lắng về thủ tục xin visa.
? Đây là một số điểm đến hấp dẫn:
1. Thái Lan: 30 ngày
2. Singapore: 30 ngày
3. Lào: 30 ngày
4. Campuchia: 30 ngày
5. Philippines: 21 ngày
6. Myanmar: 14 ngày
7. Indonesia: 30 ngày
8. Brunei: 14 ngày
9. Malaysia: 30 ngày
10. Kyrgyzstan: Miễn visa
11. Panama: Miễn visa cho du lịch
12. Ecuador: 90 ngày
13. Turks and Caicos: 30 ngày
14. Đảo Jeju: Miễn visa
15. Saint Vincent and the Grenadies: Miễn visa
16. Haiti: 90 ngày
Dễ dàng khám phá thế giới mà không phải lo lắng về thủ tục!
0909905204
Liên hệ