THỦ TỤC XIN VISA TRUNG QUỐC

Thủ tục xin Visa Trung Quốc

Trung Quốc là đất nước được biết đến là nơi có nhiều địa điểm tham quan mang đậm dấu ấn văn hóa, lịch sử với các lễ hội độc đáo, phong tục tập quán đa dạng và nền ẩm thực đặc sắc. Nếu lần đầu tiên bạn chuẩn bị sang Trung Quốc du lịch, thì chắc chắn bạn sẽ không khỏi bỡ ngỡ khi tìm kiếm thông tin về visa Trung Quốc. Chắc chắn bạn muốn biết, đi Trung Quốc có cần visa không? Visa Trung Quốc gồm mấy loại? Nộp hồ sơ xin visa Trung Quốc ở đâu? Chuẩn bị hồ sơ, và thủ tục như thế nào? ….. Mà thật ra thủ tục xin visa Trung Quốc cũng không hề khó khăn, chỉ cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ cùng một chút kinh nghiệm xin visa là có ngay “tấm vé thông hành” đưa bạn đến đất nước xinh đẹp này rồi.

  1. Các loại Visa Trung Quốc
    • Visa Trung Quốc theo mục đích nhập cảnh:
  • Visa du lịch: Đây là visa cho phép đương đơn sở hữu nhập cảnh vào Trung Quốc 1 lần duy nhất. Thời gian lưu trú tối đa là 15-30 ngày trong thời hạn 90 ngày.
  • Visa công tác: đây là loại visa cấp cho công dân nước ngoài được mời sang Trung Quốc với mục đích tham gia các hoạt động thương mại, buôn bán. Tùy từng mục đích đương đơn có thể xin visa Trung Quốc 1 lần, 2 lần hoặc nhiều lần nhập cảnh trong thời hạn 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm.
  • Visa thăm thân: có 2 loại visa thăm thân. Một là visa Q, đây là loại thị thực được cấp cho đương đơn là thành viên gia đình của công dân hoặc thường trú nhân Trung Quốc và có nhu cầu nhập cảnh vào quốc gia này để đoàn tụ gia đình, chăm sóc nuôi dưỡng hoặc thăm thân thuần túy. Visa thăm thân diện Q sẽ gồm 2 loại là Visa Q1 và Visa Q2, điểm khác biệt của 2 loại visa này như sau:

+ Visa Q1: Áp dụng cho thành viên trong gia đình như: vợ chồng, cha mẹ, con, anh chị em,… hoặc là người đến Trung Quốc gửi con nhờ nuôi. Thời gian lưu trú là 180 ngày. Hết 180 ngày cần chuyển sang tạm trú/ định trú vĩnh viễn để ở lại lâu hơn.

+ Visa Q2: Áp dụng cho Thành viên trong gia đình: vợ chồng, cha mẹ, con, anh chị em, ông bà nội, ông bà ngoại,… Thời gian lưu trú tối đa là 180 ngày.

Hai là visa S. Khác với visa Q, visa S là loại thị thực được cấp cho đương đơn là thành viên gia đình của người nước ngoài đang làm việc hoặc học tập tại Trung Quốc hoặc lý do riêng tư khác. Visa thăm thân diện S cũng sẽ gồm 2 loại là visa S1 và visa S2, sự khác biệt của 2 loại visa này đó là:

+ Visa S1: Dành cho vợ/ chồng, cha mẹ, con dưới 18 tuổi hoặc cha mẹ của vợ/chồng. Có thời gian lưu trú trên 180 ngày.

+Visa S2: Dành cho vợ/ chồng, cha mẹ, con, anh chị em, ông bà nội, ông bà ngoại, cháu nội, cháu ngoại và cha mẹ của vợ hoặc chồng, vợ / chồng của con. Có thời gian lưu trú không quá 180 ngày.

  • Visa du học: Visa du học Trung Quốc hay còn gọi là visa X là loại thị thực cấp cho sinh viên nước ngoài có nhu cầu nhập cảnh vào quốc gia này với mục đích đăng ký học tập, thực tập (ngắn hạn/ dài hạn). Visa X cho phép đương đơn nhập cảnh 1 lần duy nhất, thời gian lưu trú tối đa là 180 ngày trong thời hạn 3 tháng. Visa X gồm 2 loại là visa X1 và visa X2 với các điểm khác biệt như sau:

+ Visa X1: Áp dụng cho những người có nhu cầu học các khóa tiếng Trung 1 năm hoặc chương trình hệ đại học 4 năm, chương trình thạc sĩ 2 năm và tiến sĩ 1 năm. Có thời gian lưu trú tối đa là 180 ngày. Trong 30 ngày đầu nhập cảnh cần làm thủ tục đổi sang giấy phép tạm trú.

+ Visa X2: Áp dụng cho những người tham gia các khóa học để lấy chứng chỉ hay giấy chứng nhận ở các trường đại học, dạy nghề. Có thời gian lưu trú không quá 180 ngày.

  • Visa định cư: Đây là loại visa cho phép người nước ngoài nhập cảnh và lưu trú tại Trung Quốc trên 6 tháng hoặc cư trú vĩnh viễn tại Trung Quốc, được cấp cho các đối tượng người nước ngoài:

+ Định cư theo dạng ở lại sau khi du học hoặc làm việc

+ Kết hôn với người Trung Quốc và đăng ký hộ khẩu tại đây

+ Kết hôn với người nước ngoài định cư tại Trung Quốc

  • Visa quá cảnh: Đây là loại visa dành cho người có chuyến bay tạm dừng tại Trung Quốc với khoảng thời gian từ 24 tiếng trở lên và muốn rời khu vực quá cảnh quy định để ra ngoài thăm thú, visa này có thời hạn 24 tiếng, 72 tiếng và 144 tiếng, bạn có thể lựa chọn dựa trên lịch trình thực tế.
    • Visa Trung Quốc theo số lần nhập cảnh:
  • Visa nhập cảnh 1 lần: là loại visa cho phép bạn nhập cảnh vào Trung Quốc một lần duy nhất
  • Visa nhập cảnh 2 lần: là loại visa cho phép bạn nhập cảnh vào Trung Quốc 2 lần trong thời hạn visa
  • Visa nhập cảnh 6 tháng nhiều lần: là loại visa cho phép bạn nhập cảnh vào Trung Quốc nhiều lần trong thời hạn 6 tháng
  • Visa nhập cảnh 1 năm nhiều lần: là loại visa cho phép bạn nhập cảnh vào Trung Quốc nhiều lần trong thời hạn 1 năm

Chính vì có nhiều loại visa khác nhau nên thủ tục xin visa Trung Quốc cũng vì thế mà yêu cầu nhiều loại giấy tờ, tài liệu khác nhau.

 

  1. Các trường hợp không cần Visa
  • Bạn du lịch tại các khu vực của Trung Quốc cách biên giới Việt Nam ~100km. Trong trường hợp này, bạn sẽ chỉ cần xin Giấy thông hành Trung Quốc.
  • Bạn quá cảnh tại Trung Quốc trong vòng 24 tiếng và không có ý định rời khỏi khu vực quá cảnh tại sân bay. Còn trong các trường hợp quá cảnh khác, bạn cần xin visa quá cảnh Trung Quốc.
  • Bạn có Giấy phép thường trú hoặc Giấy phép cư trú cho người nước ngoài hợp lệ
  • Bạn có thẻ du lịch APEC hợp lệ. Thẻ APEC có giá trị tương đương với thị thực (visa) nhập cảnh nhiều lần trong vòng 5 năm. Người mang thẻ đi lại của doanh nhân APEC cùng với hộ chiếu hợp lệ phù hợp, trong thời gian còn hiệu lực của thẻ được phép nhập cảnh Trung Quốc nhiều lần, thời gian lưu trú của mỗi lần nhập cảnh sẽ kéo dài từ 60 ngày đến 90 ngày.
  1. Thủ tục xin visa Trung Quốc
    • Thủ tục xin visa du lịch Trung Quốc

1.Hộ chiếu gốc còn ít nhất 6 tháng + hộ chiếu cũ (nếu có)

2.2 ảnh chân dung 4×6 (phông nền trắng quốc tế, chụp thẳng, không trùng với hình trên hộ chiếu, thấy rõ trán và 2 lỗ tai)

3.Căn cước công dân sao y công chứng.

4.Hộ khẩu thường trú sao y công chứng.

5.Giấy khai sinh (nếu trẻ em đi cùng)

6.Giấy đăng kí kết hôn (nếu vợ chồng đi cùng)

7.Form khai thông tin cá nhân (có mẫu)

8.Về tài chính: Xác nhận số dư Tài khoản Cá nhân hoặc Xác nhận số dư Sổ tiết kiệm tối thiểu trên 80 triệu có chữ kí và mộc đỏ của Ngân Hàng.

9.Về công việc:

– Chủ Doanh Nghiệp: Đăng kí kinh doanh sao y công chứng

– Nhân viên Công Ty: Xác nhận việc làm/Hợp đồng lao động + Đơn xin nghỉ phép.

  • Mục (8) và (9) chỉ cần 1 trong 2 là được.
  • Visa được cấp 3 tháng nhập cảnh 1 lần, lưu trú tối đa 30 ngày.

Chú ý:

  • Các giấy tờ photo trên 1 mặt A4 không cắt nhỏ.
  • Tất cả giấy tờ công chứng nhà nước nhà nước như phường/xã/quận/huyện mới được chấp nhận.
  • Nếu hộ khẩu bị thu hồi, cung cấp giấy Xác nhận thông tin cư trú (CT07 bản gốc còn hạn) hoặc CT08 bản sao y công chứng (đánh máy không viết tay).
    • Thủ tục xin visa công tác tại Trung Quốc
  1. Hộ chiếu gốc còn ít nhất 6 tháng + hộ chiếu cũ (nếu có)
  2. 2 ảnh chân dung 4×6 (phông nền trắng quốc tế, chụp thẳng, không trùng với hình trên hộ chiếu, thấy rõ trán và 2 lỗ tai).
  3. Căn cước công dân sao y công chứng.
  4. Sổ Hộ khẩu sao y công chứng.
  5. Form khai thông tin cá nhân (có mẫu)
  6. Phía Đối Tác Trung Quốc:

– Đăng kí kinh doanh công ty Trung Quốc.

– Thư mời từ phía Trung Quốc bao gồm: thông tin cá nhân người được mời, thông tin chi tiết bên mời, lịch trình chuyến đi, thời gian đi – về, cuối thư có chữ kí và dấu mộc của bên mời.

  1. Phía Công ty Việt Nam:

– Chủ Doanh Nghiệp là người đi: Đăng kí kinh doanh công ty Việt Nam sao y công chứng.

– Nhân viên là người đi: Đăng kí kinh doanh công ty Việt Nam sao y công chứng + Bản chính Quyết định cử đi công tác.

3.3. Thủ tục xin visa thăm thân Trung Quốc

  1. Hộ chiếu còn thời hạn tối thiểu 6 tháng tính từ ngày nộp đơn và có ít nhất 3 trang trắng liền kề nhau.
  2. Bản photo mặt hộ chiếu, trong đó trang thông tin có kèm ảnh. Ảnh hộ chiếu chụp gần nhất (không quá 6 tháng), kích thước 4x6cm, ảnh màu chụp chính diện, nền nhạt, không đội mũ.
  3. Sổ hộ khẩu bản gốc hoặc giấy xác nhận thông tin cư trú với người từng đi nước ngoài hoặc mang hộ chiếu Việt Nam được cấp từ 1/7/2022 không bị chú nơi sinh.
  4. Đơn xin thị thực, điền hoàn chỉnh tờ khai online, in ra và ký tên.
  5. Phiếu đặt lịch hẹn trực tuyến (bản in ra).
  6. Cung cấp được giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người thân tại Trung Quốc.
  7. Bản photo thị thực Trung Quốc trước đây (nếu có)
  8. Giấy tờ chứng minh mối quan hệ nếu đi cùng người thân:

–    Giấy Đăng ký kết hôn sao y công chứng (nếu đi cùng vợ/chồng)

–    Giấy khai sinh bản sao/sao y công chứng (nếu đi cùng bố/mẹ/anh chị)

  1. Thư mời do con dâu hoặc con rể người Trung Quốc viết. Thư nói rõ mục đích tới Đài Loan, có chữ ký cá nhân và đóng dấu.
    • Thủ tục xin visa xuất khẩu lao động Trung Quốc

1.Hộ chiếu có thời hạn từ 6 tháng trở lên. (Hộ chiếu gốc phải còn trang dán và một bản photo mặt thông tin hộ chiếu).

2.02 ảnh thẻ 4×6 phông nền trắng

3.Sơ yếu lý lịch

4.Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân

5.Giấy khám sức khỏe

6.Giấy đăng ký kết hôn (nếu có)

7.Lý lịch tư pháp

8.Bằng cấp chứng chỉ (nếu có)

9.Đơn xin visa lao động điền đầy đủ thông tin có ký tên.

10.Thư mời: các văn bản hoạt động thương mại của đối tác Trung Quốc hoặc Giấy mời hội chợ giao dịch kinh tế thương mại

4. Nộp hồ sơ xin visa Trung Quốc

Hiện tại Đại sứ quán và Tổng lãnh sự quán Trung Quốc chỉ xét duyệt hồ sơ xin visa Trung Quốc, mọi hồ sơ xin visa Trung Quốc sẽ được tiếp nhận bởi Trung tâm dịch vụ visa Trung Quốc tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh. Do đó, sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để xin visa Trung Quốc, bạn sẽ nộp hồ sơ tại 1 trong 3 địa chỉ sau:

  • Hà Nội: Trung tâm dịch vụ visa Trung Quốc tại Tầng 7, tòa nhà Trường Thịnh, Tràng An Complex, Số 1 đường Phùng Chí Kiên, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy.
  • Đà Nẵng: Trung tâm dịch vụ xin visa Trung Quốc tại Unit B, Tầng 8, tòa nhà Indochina Riverside Towers, 74 Bạch Đằng, quận Hải Châu.
  • HCM: Trung tâm dịch vụ xin visa Trung Quốc tại P1607-1609, Lầu 16, SaiGon Trade Center, 37 Đường Tôn Đức Thắng, Bến Nghé, quận 1.

Tại Trung tâm visa, bạn sẽ thực hiện lần lượt các bước, bao gồm: nộp hồ sơ, lập dữ liệu sinh trắc học (chụp ảnh, lấy vân tay) và nộp lệ phí. Việc lấy sinh trắc là bắt buộc nên không thể nhờ người khác đến nộp hộ.

  1. Thời gian xin visa Trung Quốc

Sau khi nộp hồ sơ và lệ phí, bạn sẽ nhận được giấy hẹn lấy kết quả. Có thể lựa chọn gửi về tận nhà. Thời gian có kết quả thường sẽ kéo dài 5 – 7 ngày làm việc không tính thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ kể từ khi nộp hồ sơ. Bạn cũng có thể lên website để theo dõi quá trình xin visa. Khi website báo “Hồ sơ có thể lấy về”, bạn đến Trung tâm visa nhận kết quả.

  1. Lệ phí

Hiện nay, Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam thông báo giảm lệ phí xin visa 25% cho tất cả các loại thị thực cấp từ Việt Nam từ này 11/12/2023. Điều này có nghĩa công dân Việt Nam và người nước ngoài tại Việt Nam sẽ dễ dàng đạt được visa Trung Quốc với mức phí thấp hơn. Tuy nhiên, chỉ giảm với lệ phí visa Trung Quốc của Đại sứ quán (chi trả theo tiền USD Đô la Mỹ), lệ phí trung tâm visa tiền Việt (690.000) vẫn giữ nguyên. Lệ phí làm visa nhanh 2-3 ngày vẫn giữ nguyên như mức cũ. Mặt khác, hiện tại Đại sứ quán chỉ giải quyết các trường hợp làm nhanh trong trường hợp nhân đạo.

Thay đổi về lệ phí sẽ áp dụng cho hầu hết các loại visa, dưới đây là mức giảm phí xin visa đáng chú ý:

+ Visa loại 1 lần: lệ phí 60 USD giảm còn 45 USD

+ Visa loại 2 lần: lệ phí 90 USD giảm còn 70 USD

+ Visa 6 tháng nhiều lần: lệ phí 120 USD giảm còn 90 USD

+ Visa 1 năm nhiều lần: lệ phí 180 USD giảm còn 135 USD

_____________________________________________________________________

Thông tin liên hệ:

⛩️ Công ty TNHH TM DV #VBUKINTERNATIONAL

☎️ Hotline: 0909905204 – 039 3737 490 – 0963557509 – 0707602043

Địa chỉ 1: 80/8 Nguyễn Trãi , Phường 3, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ 2: 28A NB2, KP1 , Phường Phú Tân, Thành phố Thủ Dầu 1, Tỉnh Bình Dương

HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÍ TÀI KHOẢN ĐỊNH DANH ĐIỆN TỬ MỨC 2 ĐỐI VỚI CÔNG DÂN VIỆT NAM

ĐĂNG KÍ TÀI KHOẢN ĐỊNH DANH ĐIỆN TỬ MỨC 2 ĐỐI VỚI CÔNG DÂN VIỆT NAM

Tài khoản định danh điện tử mức 2 có giá trị xác thực với cá nhân cao hơn trong các giao dịch và khi xuất trình. Vậy cách đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2 như thế nào? Các thông tin liên quan sẽ được cung cấp tới bạn đọc qua bài viết dưới đây.

 

I. TẠI SAO CẦN PHẢI ĐĂNG KÍ ĐỊNH DANH ĐIỆN TỬ MỨC 2?

Tài khoản định danh điện tử là tài khoản chứa các thông tin cá nhân của công dân, được quản lý và xác thực trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia VNeID, do Bộ Công an phát triển. Để phục vụ sử dụng trong những hoạt động yêu cầu tính xác thực cao hơn, công dân cần có tài khoản định danh điện tử cấp độ 2.

II. TÀI KHOẢN ĐỊNH DANH ĐIỆN TỬ MỨC 2 LÀ GÌ ?  

Theo Bộ Công an, tài khoản định danh điện tử là tập hợp gồm tên đăng nhập (là mã số định danh cá nhân của công dân), mật khẩu (được gửi qua tin nhắn SMS cho mỗi cá nhân) hoặc hình thức xác thực khác được tạo lập bởi cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử, biểu thị các thông tin định danh liên quan đến chủ thể nhằm hỗ trợ giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công và các giao dịch khác trên môi trường điện tử; phát triển các tiện ích để phục vụ cơ quan, tổ chức, cá nhân. Tài khoản định danh điện tử được quản lý và xác thực trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia VNeID, do Bộ Công an phát triển.

Tài khoản định danh điện tử mức 2 là tài khoản được tạo lập trong trường hợp thông tin của cá nhân kê khai đã được xác minh bằng ảnh chân dung, hoặc vân tay trùng khớp với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân hoặc Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh. Đồng thời, được tích hợp thêm các giấy tờ như: Giấy phép lái xe, thẻ bảo hiểm y tế, hộ chiếu…Tài khoản định danh điện tử mức 2 là mức độ cao nhất của tài khoản định danh cá nhân.

Theo Điều 7 Nghị định 59/2022/NĐ-CP thì tài khoản định danh điện tử mức độ 2 của cá nhân gồm những thông tin sau:

– Thông tin cá nhân như:

+ Số định danh cá nhân.

+ Họ, chữ đệm và tên.

+ Ngày, tháng, năm sinh.

+ Giới tính.

– Thông tin sinh trắc học như:

+ Ảnh chân dung.

+ Vân tay.

III. NHỮNG TIỆN ÍCH KHI ĐĂNG KÍ ĐỊNH DANH ĐIỆN TỬ MỨC 2

Theo Điều 3 Nghị định 59/2022/NĐ-CP thì tài khoản định danh điện tử là tập hợp gồm tên đăng nhập, mật khẩu hoặc hình thức xác thực khác tạo bởi cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử.

Thông tin được đồng bộ vào tài khoản định danh điện tử sẽ bao gồm các thông tin về thẻ bảo hiểm y tế, chứng nhận đăng ký phương tiện giao thông, giấy phép lái xe, mã số thuế hoặc giấy tờ khác thuộc lĩnh vực quản lý của các ngành, nghề mà các cơ quan Nhà nước quy định.

Tài khoản định danh điện tử sẽ được xác thực thông tin trên môi trường điện tử. Công dân có thể thay thế CCCD và các loại giấy tờ đã đăng ký tích hợp hiển thị trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia, như giấy phép lái xe, đăng ký xe, bảo hiểm y tế…và có thể sử dụng để đi các chuyến bay nội địa.

Khi công dân sử dụng tài khoản định danh điện tử để thực hiện các giao dịch tài chính, như thanh toán hóa đơn điện và nước, đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, chuyển tiền… người dân sẽ được bảo mật thông tin, tránh bị giả mạo, giúp các giao dịch được an toàn, tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí vì không phải kê khai nhiều loại biểu mẫu, giảm nhiều khâu thủ tục khi thực hiện các giao dịch hành chính công.

IV. HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÍ ĐỊNH DANH ĐIỆN TỬ MỨC 2

  1. THÀNH PHẦN HỒ SƠ:

– Công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân gắn chip điện tử, cung cấp thông tin về số điện thoại hoặc địa chỉ thư điện tử và đề nghị bổ sung thông tin được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử.

– Trường hợp công dân chưa được cấp thẻ Căn cước công dân gắn chip điện tử: công dân chuẩn bị hồ sơ và thực hiện đồng thời thủ tục “Đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2 đối với công dân Việt Nam” cùng với thủ tục về cấp thẻ Căn cước công dân.

  1. THỜI HẠN GIẢI QUYẾT:

Không quá 03 ngày làm việc với trường hợp công dân đã có thẻ Căn cước công dân gắn chip, không quá 07 ngày làm việc với trường hợp công dân chưa có thẻ Căn cước công dân gắn chip.

  1. ĐỐI TƯỢNG:

Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên; đối với công dân Việt Nam là người chưa đủ 14 tuổi hoặc là người được giám hộ được đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của cha, mẹ hoặc người giám hộ.

  1. CÁCH THỨC VÀ TRÌNH TỰ THỰC HIỆN:

4.1 Cách thức thực hiện:

  1. a) Trường hợp bạn chưa có thẻ căn cước công dân gắn chip hoặc đã có nhưng mất, hỏng hoặc có nhu cầu đổi lại thì bạn có thể đến trực tiếp một trong các đơn vị sau (theo nơi thường trú hoặc tạm trú):
  • Đội Cảnh sát Quản lý hành chính và trật tự xã hội – Công an Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố trực thuộc tỉnh/thành phố.
  • Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội – Công an tỉnh/thành phố.
  1. b) Trường hợp bạn đã có thẻ căn cước công dân gắn chip còn hiệu lực sử dụng thì bạn có thể đến trực tiếp một trong các đơn vị sau (không bắt buộc theo nơi thường trú hoặc tạm trú):
  • Đội Cảnh sát Quản lý hành chính và trật tự xã hội – Công an Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố trực thuộc tỉnh/thành phố.
  • Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội – Công an tỉnh/thành phố.
  • Và riêng đối với các thành phố trực thuộc trung ương: Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng và Cần Thơ thì bạn có thể làm thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử Mức 2 tại các đơn vị xã/phường/thị trấn.

4.2 Trình tự thực hiện:

Bước 1: Công dân Việt Nam đến Công an huyện, quận, thành phố, thị xã thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương đề nghị đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2. Khi đi đăng ký tài khoản định danh điện tử Mức 2, bạn cần mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip và các giấy tờ có nhu cầu tích hợp hiển thị lên ứng dụng VNeID như: thẻ Bảo hiểm y tế, Giấy phép lái xe, Đăng ký xe, Thông tin về mã số thuế.

Bước 2: Công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân gắn chip điện tử, cung cấp thông tin về số điện thoại hoặc địa chỉ thư điện tử và đề nghị bổ sung thông tin được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử.

Bước 3: Cán bộ tiếp nhận nhập thông tin công dân cung cấp vào hệ thống định danh và xác thực điện tử; chụp ảnh chân dung, thu nhận vân tay của công dân đến làm thủ tục để xác thực với Cơ sở dữ liệu căn cước công dân và khẳng định sự đồng ý đăng ký tạo lập tài khoản định danh điện tử; in phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả.

Bước 4. Sau khi bạn đã làm thủ tục đăng ký tài khoản định danh điện tử Mức 2. Hồ sơ đăng ký sẽ được các đơn vị chức năng thuộc Bộ Công an xem xét, phê duyệt. Nếu kết quả Đạt, bạn sẽ nhận được tin nhắn SMS gửi đến số điện thoại đã đăng ký. Nội dung tin nhắn mẫu như sau:

Cuc Canh sat QLHC ve TTXH thong bao: Ho so dang ky tai khoan dinh danh dien tu cua cong dan **** da duoc phe duyet. De nghi truy cap ung dung VNeID hoac dia chi https://vneid.gov.vn de kich hoat tai khoan.”

Phần ****: sẽ thể hiện thông tin họ và tên đầy đủ không dấu của bạn.

Bước 5: Kích hoạt tài khoản định danh điện tử và bắt đầu sử dụng ứng dụng với tài khoản định danh điện tử.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của pháp luật).

–  Đối với công dân chưa được cấp thẻ Căn cước công dân gắn chip điện tử: Cơ quan Công an tiến hành cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cùng với cấp thẻ Căn cước công dân.

Theo Nghị định 59/2022/NĐ-CP, kể từ ngày 1/7/2024, các tài khoản định danh điện tử trên Cổng Dịch vụ công quốc gia sử dụng tài khoản định danh điện tử (VNeID) cung cấp để đăng ký, đăng nhập thực hiện dịch vụ công trực tuyến và các tiện ích khác trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Vì vậy, từ ngày 1/7/2024 sắp tới, các tài khoản định danh điện tử được khởi tạo từ Cổng dịch công quốc gia sẽ dừng hoạt động và chỉ sử dụng tài khoản định danh VNeID do Bộ Công an cung cấp để đăng ký làm hộ chiếu online.

Như vậy, những điều mà V-BUK INTERNATIONAL vừa chia sẻ ở trên cũng đã cung cấp thêm thông tin và hướng dẫn bạn đọc cách đăng kí định danh mức 2 hiệu quả nhất. Nếu bạn chưa đăng ký thì hãy sắp xếp thời gian để đến cơ quan Công an thực hiện đăng ký tài khoản định danh điện tử nhé!

_______________________________________________________

⛩️ Công ty TNHH TM DV #VBUKINTERNATIONAL

☎️ Hotline: 0909905204 – 039 3737 490 – 0963557509 – 0707602043

Địa chỉ 1: 80/8 Nguyễn Trãi , Phường 3, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ 2: 28A NB2, KP1 , Phường Phú Tân, Thành phố Thủ Dầu 1, Tỉnh Bình Dương

 

 

 

0909905204
Liên hệ